Chủ Nhật, tháng 6 03, 2012

Khám phá số 10

TẾ BÀO

- Thời gian phát hiện: năm 1665.
- Nội dung phát hiện: tế bào là bộ phận cơ bản cấu thành nên cơ thể sinh vật.
- Người phát hiện: Robert Hooke.

Phát hiện ra tế bào tại sao lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Tế bào là đơn vị cơ bản của khoa học giải phẫu, mỗi một cơ thể sinh vật đều do hàng triệu tế bào cấu tạo nên. Từ sau khi phát hiện ra nguyên tử và phân tử, các nhà khoa học đã có những nhận thức đầy đủ hơn về các vật chất hóa học, phát hiện ra tế bào cũng có vai trò tương tự; qua phân tích một tế bào đơn, người ta có thể nghiên cứu chức năng của cả cơ thể sinh vật. Phát hiện này của Hooke đã giúp cho các nhà khoa học có nhận thức một cách đầy đủ hơn về sinh học.

Phát minh ra kính viễn vọng của Galieo đã vén mở ra bức màn thần bí của vũ trụ bao la, còn phát minh ra kính hiểm vi của Hooke lại giúp con người khám phá ra một thế giới vi mô vô cùng nhỏ bé. Những nghiên cứu và phát hiện của Hooke đã đánh dấu thời đại kính hiểm vi được coi như một bộ môn khoa học.

Tế bào đã được phát hiện ra như thế nào?

Hooke là một người rất thú vị. Ngày còn nhỏ, ông là đứa trẻ ốm yếu, cha mẹ ông cho rằng ông chẳng thể sống được và họ cũng không dạy cho con mình điều gì. Nhưng khi được 11 tuổi, Hooke đã không như những gì mà cha mẹ ông lầm tưởng và từ đó cha ông chuyên tâm vào việc dạy dỗ cậu con trai. Năm Hooke 12 tuổi, cậu nhìn thấy một người trông giống như họa sĩ đang vẽ tranh, trong đầu cậu đinh ninh rằng: “Ta cũng có thể vẽ được”. Và qua những nét vẽ đầu tiên, Hooke đã bộc lộ khả năng thiên phú về hội họa.

Vài năm sau đó, cha Hooke qua đời, ông chỉ để lại tài sản vẻn vẹn có 100 đô la. Hooke quyết định dùng số tiền đó để học vẽ, nhưng ông cũng nhận ngay ra việc mua được những nguyên liệu dùng để vẽ thật sự khiến ông đau đầu.

Hooke không học vẽ nữa, ông dùng số tiền đó để đi học tại trường Westminster. Vừa bước chân vào trường không lâu, một ngày kia, Hooke thấy có người đang biểu diễn đàn piano và ông nghĩ rằng mình cũng có thể đàn được. Hooke nhanh chóng bộc lộ sở trường về âm nhạc, ông bắt đầu học piano và biểu diễn trong đội hợp ca của nhà thờ.

Thật không may, chính phủ Anh thời đó tôn thờ Tân giáo, quy định của tôn giáo là vô cùng nghiêm khắc, họ nghiêm cấm việc biểu diễn các loại hình âm nhạc phù phiếm không chính thống trong nhà thờ. Do đó Hooke mất đi cơ hội biểu diễn trong đội hợp ca và số tiền của ông cũng đã tiêu tan. Hooke không có dự định gì tiếp theo, ông đành làm thuê cho một sinh viên khoa học gần trường đại học Oxford. Hooke thực sự đã bị lôi cuốn bởi khoa học, và ông tự nhủ mình: “Ta cũng có thể nghiên cứu”. Và quả đúng như vậy, Hooke đã bộc lộ khả năng phi phàm của mình trong lĩnh vực khoa học. Hooke đã đạt được những thành tựu khoa học to lớn, ở nước Anh những thành tựu đó chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay, và con đường khoa học của Hooke đã bắt đầu từ quãng thời gian làm thuê học việc. Sau đó ông đã nhanh chóng trở thành kiến trúc sư và nhà thực nghiệm danh tiếng.

Thời kỳ sau những năm 90 của thế kỷ XVI, con người đã phát minh ra kính hiểm vi, Tuy nhiên, cho đến năm 1660, số lượng người chế tạo ra kính hiểm vi có độ phóng 100 lần là không nhiều. Độ phóng của kính hiểm vi không ngừng được cải tiến, nhưng tiêu điểm của nó chỉ có thể tập trung vào một khoảng dài và hẹp, người ta rất khó sử dụng tiêu cự của kính hiểm vi.

Năm 1660, Hooke trở thành nhân viên của Học hội Hoàng gia (tổ chức khoa học thời kỳ đầu ở Anh). Tại đây, ông bắt đầu tiến hành một loạt các nghiên cứu về kính hiểm vi. Năm 1662, Hooke đã đóng góp thiết kế một chiếc kính hiểm vi có độ phóng 300 lần, ông đã dùng chiếc kính này để quan sát những cấu tạo nhỏ li ti của những vật thể thông thường. Bằng khả năng siêu phàm cùng với sự hỗ trợ của kính hiểm vi, Hooke lần đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về thế giới vi quan, vẽ ra một cách chính xác cấu tạo mắt kép, cấu trúc lông của loài ruồi và đường viền trên cánh của loài bướn.Ông còn vẽ và phân loại ra những loài vi trùng siêu nhỏ.

Năm 1664, Hooke dùng kính hiểm vi để quan sát những tấm lie khô. Ông phát hiện ra, những tấm lie khô do nhiều lỗ nhỏ cấu tạo thành, chúng sắp xếp chặt chẽ cạnh nhau không theo trật tự nào cả. Thực chất, lie có những tế bào lớn và thưa thớt, vì vậy Hooke mới có thể nhìn thấy chúng. Các tế bào ở các loài động thực vật khác mà ông nghiên cứu thì nhỏ hơn nhiều và dùng kính hiểm vi cũng không thể nào thấy được.

Hooke gọi các lỗ nhỏ này là “Tế bào” (cell), đây là một từ có nguồn gốc từ tiếng La tinh, nghĩa của nó là “các buồng nhỏ xếp thành hàng trong ngục”. Do lie đã khô nên các tế bào này đều trống rỗng. Hooke suy luận rẳng nếu như lie không khô thì trong các tế bào chắc hẳn chứa đầy chất lỏng, và suy luận này của ông đã đúng.

Và từ “tế bào” đã được giữ như vậy cho đến ngày nay. Quan trọng hơn là phát hiện này của ông đã khích lệ các nhà khoa học, khiến cho họ nhận thức được một cơ thể sinh vật do vô số các viên gạch xếp lại với nhau vậy. Phát hiện của Robert Hooke đã khiến cho cả lĩnh vực sinh học chuyển sang nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tế bào.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox