HÓA THẠCH
- Nội dung phát hiện: hóa thạch là những dấu tích còn được lưu lại của cơ thể sinh vật từ những niên đại trước.
- Người phát hiện: Nicolas Steno.
Tại sao phát hiện ra hóa thạch lại có tên trong 1000 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?
Nếu muốn tìm hiểu về cội nguồn xa xôi của các loại sinh vật , chỉ có một phương pháp duy nhất là nghiên cứu hóa thạch của chúng. Qua quá trình nghiên cưu, các nhà khoa học có thể tái hiện lại sự sống và môi trường sống thời bấy giờ, và điều đó chỉ có thể thực hiện được khi các nhà khoa học giải thích một cách chính xác về các di thể hóa thạch được tìm ra trong các địa tầng đất đá.
Nicolas Steno là người đầu tiên nghiên cứu và đưa ra khái niệm về hóa thạch, đồng thời ông cũng là người đi đầu giải thích được nguồn gốc và tính chất của hóa thạch.
Hóa thạch đã được tìm ra như thế nào?
Trong khoảng thời gian 2.000 năm, bất kì thứ gì được khai quật lên từ trong lòng đất đều được coi là hóa thạch. Trước thời kì trung cổ, khái niệm hóa thạch dùng để chỉ những đồ vật làm bằng đá hay các loại đá có hình dạng giống như sinh vật được khai quật lên từ dưới lòng đất. Có người còn cho rằng hóa thạch là kết quả do thượng đế tập dượt trong quá trình tạo ra sinh vật: có ý kiến còn cho rằng hóa thạch là sự nỗ lực của ma quỷ muốn bắt chước theo Thượng đế, thậm chí nhiều người tin rằng hóa thạch là những xác động vật khi xưa bị lũ cuốn đi do không bước kịp lên thuyền Noah. Nói tóm lại là khi đó không một ai tin rằng hóa thạch có giá trị khoa học .
Nicolas Steno sinh năm 1638 tại Copenhagen, Đan Mạch, tên khai sinh của ông là Niels Stense. Năm 1660, trong một lần đến Paris, Stense đã đổi tên mình sang tiếng La tinh là Nicolas Steno, sau đó ông đến Italia học y học. Steno theo học phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu toán học của Galieo, ông chủ yếu học về lĩnh vực nghiên cứu hệ thống tổ chức các cơ ở người. Ông đã dùng lý luận toán học và hình học để trình bày sự co lại của cơ đã khiến cho các xương vận động như thế nào. Nghiên cứu về giải phẫu học theo Steno đã mang lại danh tiếng cho ông tại Italia.
Tháng 10 năm 1666, có hai ngư dân bắt được một con cá kình khổng lồ gần thị trấn thuộc Livorno. Do con cá kình này có kích thước khổng lồ nên công tước Ferdinand ra lệnh mang đầu con cá đến cho Steno nghiên cứu. Steno tiếp nhận mệnh lệnh, ông mổ đầu cá ra quan sát một cách tỉ mỉ tổ chức cơ phần ngạc dưới của con cá. .
Khi Steno sử dụng kính hiểm vi để quan sát răng cá, ông thực sự bất ngờ bởi răng cá rất giống với một loại hóa thạch có hình lưỡi (glossopetrae). Loại hóa thạch này được tìm thấy trong tầng đá trên dải núi ven biển. Ngay từ thời đế quốc La Mã, người ta đã phát hiện và biết rõ về loại hóa thạch có hình lưới này, tác giả nổi tiếng của La Mã là Pliny còn cho rằng những hóa thạch đó từ trên trời rơi xuống, nó là một phần của mặt trăng Steno tiến hành so sánh răng cá kình với hóa thạch hình lưỡi, ông ngờ rằng hóa thạch hình lưỡi không chỉ còn giống răng cá kình mà nó chính là răng cá kình.
Các nhà khoa học Italia chế nhạo ông rằng hóa thạch hình lưỡi không thể có nguồn gốc từ sinh vật biển bởi vì chúng được phát hiện ra ở một nơi rất xa biển Steno lên tiếng phản bác, ông cho rằng sau khi các con cá kình thời cổ đại chết đi, răng của chúng chắc chắn sẽ còn được giữ lại ở những nơi nước nông, ở trong bùn, sau đó do một vài nguyên nhân, những nơi nước nông và bùn lầy này đã biến thành các đại lục do hiện tượng nâng lên của vỏ trái đất. Các nhà khoa học khác lại phản đối kịch kiệt, họ nói hóa thạch hình lưỡi không thể là răng của cá kình được, vì răng cá kình đâu phải là bằng đá.
Steno mở rộng hơn phạm vi nghiên cứu của mình, ông thu thập các hóa thạch giống như xương và mạt vụn của xương lại, sau đó ông dùng kính hiểm vi quan sát, kết quả là Steno tin chắc rằng những hóa thạch này giống như xương và nó cũng bắt nguồn từ xương chứ không phải là đá. Sau một vài tháng nghiên cứu, Steno đã vận dụng lý luận mới thời bấy giờ: “Lý luận các hạt của vật chất” (tiền thân của thuyết nguyên tử), ông chỉ ra thời gian và biến đổi hóa học có thể làm thay đổi cấu trúc của xương và răng, biến chúng trở thành đá.
Năm 1669, Steno công bố phát hiện của mình và những chứng cứ chứng minh cho kết luận đó. Ngoài đóng góp chứng minh được hóa thạch chính là xương của các sinh vật cổ đại, Steno còn nghiên cứu tìm ra câu trả lời tại sao hóa thạch lại xuất hiện ra quá trình trâm tích và hình thành các tầng trầm tích. Do các thành tựu lớn lao như vậy mà Steno được coi là ông tổ của ngành địa chất học hiện đại.
Trong lúc đang bước đến những đỉnh cao của khoa học thì Steno được cử làm linh mục Thiên Chúa giáo, và thế là từ đó ông hoàn toàn từ bỏ sự nghiệp nghiên cứu khoa học, bởi vì ông nghĩ khoa học không thể tồn tại song song với những giào điều của tôn giáo. Nhưng phát hiện của Steno thì vẫn còn đó và nó đã thúc đẩy khoa học phát triển.