VI KHUẨN
- Nội dung phát hiện: những vi sinh vật siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.
- Người phát hiện: Anton van Leeuwenhoek.
Tại sao phát hiện ra vi khuẩn lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?
Cũng giống như Galileo dùng kính viễn vọng mở ra cho con người bức tranh thực về các hành tinh trong vũ trụ, Leewuenhoke đã dùng kính hiểm vi để mở mang tầm mắt cho con người, phát hiện của ông khiến con người nhận thức được trong thế giới này còn tồn tại một thế giới siêu nhỏ khác mà mắt thường không nhìn thấy được và chúng ta cũng chưa từng nghĩ tới.
Leewuenhoke đã phát hiện ra những động vật nguyên sinh, vi khuẩn, tế bào máu, tinh trùng và các mao mạch, ông là người sáng lập ra khoa học sinh vật, đưa các tổ chức tế bào vào nghiên cứu thực vật bước bào thời đại kính hiểm vi. Phát triển của ông còn hoàn thiện thêm nhận thức của con người về hệ thống tuần hoàn máu.
Vi khuẩn đã được phát hiện ra như thế nào?
Anton van Leewuenhoke sinh năm 1632 tại Delft, Hà Lan. Ông chưa từng học đại học, sau khi thôi học ông làm giúp việc cho một tiệm buôn vải, khi đó công việc buôn bán các loại vải dường như đã trở thành nghề nghiệp gắn bó cả đời với Leewuenhoke.
Thế nhưng Anton van Leewuenhoke rất tò mò về thế giới xung quanh mình, ông đặc biệt yêu thích toán học. Ông đã dựa vào những kiến thức toán học tự học của mình để làm thêm một việc khác là điều tra viên, bên cạnh đó ông còn tìm cách để tìm đọc tất cả cắc loại sách có liên quan đến thế giới xung quanh. Leewuenhoke không biết một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Hà Lan, do vậy mà ông không có cách nào đọc hiểu được các luận văn nghiên cứu khoa học (các luận văn này đều được viết bằng ngôn ngữ La tinh hoặc tiếng Pháp).
Ở Hà Lan, kính hiểm vi đã bắt đầu được sử dụng từ trước năm 1620. Christian Huygens và Robert Hooke là hai nhà khoa học đầu tiên đã vận dụng kính hiểm vi và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, họ đều đã thiết kế và chế tạo ra kính hiểm vi có hai thấu kính (lấy hai miếng kính đã mài nhẵn lắp vào trong ống kính kim loại mỏng).
Năm 1657, khi Leewuenhoke lần đầu tiên quan sát thấy thế giới trong kính hiểm vi, ông ngay lập tức bị thu hút. Nhưng ông cảm thấy thất vọng vì những hình ảnh méo mó hiện lên trong kính hiển vi hai thấu kính, đồng thời độ phân giải của kính hiển vi còn quá thấp. Do vậy, khi Leewuenhoke lần đầu tiên chế tạo ra kính hiển vi, ông đã chọn thấu kính đơn và dùng thấu kính lồi có độ phóng cao nhằm tăng độ phân giải.
Năm 1637, Leewuenhoke đã chế tạo ra chiếc kính hiển vi có độ phóng đại lên đến 270 lần, chiếc kính đó cho phép nhìn được vật thể có kích thước bằng một phần một triệu mét. Leewuenhoke giữ kín bí mật về phát minh của mình, ông không cho bất cứ ai sử dụng hay quan sát cấu tạo của nó.
Leewuenhoke bắt đầu dung kính hiển vi để quan sát những vật thể nhỏ mà ông có thể dùng đầu kim khêu lên được như miệng loài ong, tóc, bọ chét… Ông cố gắng miêu tả tỉ mỉ và vẽ ra những gì ông đã thấy được trong kính hiển vi. Đến năm 1674, những quan sát của Leewuenhoke đã mang đến một phát hiện vĩ đại, ông để ý thấy trong mỗi giọt nước đều có rất nhiều những động vật nguyên sinh mà chỉ bằng kính hiển vi mới có thể nhìn thấy (chính là vi khuẩn). Ông đã phát hiện ra một thế giới vi mô mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Leewuenhoke tiếp tục tìm kiếm những sinh vật siêu nhỏ, ông phát hiện ra rằng các vi sinh vật đó có mặt ở khắp nơi, nó có trên lông mi mắt người, trên mình các con bọ chét, trong các hạt bụi, trên da… và Leewuenhoke đã vẽ ra những bức hình miêu tả một cách chính xác những vi sinh vật mà ông nhìn thấy.
Là một người nghiệp dư, Leewuenhoke chỉ có thể tiến hành nghiên cứu khoa học vào các buổi tối hay sáng sớm không phải làm việc. Việc vẽ ra các bức tranh cũng phải mất đến thời gian mấy ngày mới có thể hoàn thành vì Leewuenhoke không giỏi trong việc biểu đạt bằng ngôn ngữ, khả năng viết của ông cũng có giới hạn (thậm chí ông rất kém cả tiếng Hà Lan), do vậy mà ông không có một bài phát biểu hay tác phẩm nào để công bố những phát hiện của mình.
Từ năm 1676, Leewuenhoke bắt đầu đồng ý gửi những tài liệu của mình cùng các bức vẽ đến Học hội hoàng gia Luân Đôn. Tại đây, Học hội hoàng gia Luân Đôn đã dịch những tài liệu của ông sang tiếng Anh. Số lượng tài liệu lớn này (kết quả của mười mấy năm ghi chép và thu thập) của Leewuenhoke là bộ phận cấu thành nên tấm bản đồ thế giới vi sinh vật tốt nhất và ra đời sớm nhất. Phát hiện của ông đã làm lung lay không ít các giáo điều trong giới khoa học thời bấy giờ, tư tưởng của Leewuenhoke cũng từ đó mà đi trước các nhà khoa học đương thời đến mấy chục năm, nếu không muốn nói cả vài trăm năm.
Leewuenhoke là người đầu tiên quả quyết vi khuẩn có thể lấy truyền và gây ra bệnh tật (không một ai tin vào điều đó cho đến khi Pasteur chứng minh tính chính xác của nó vào năm 1856). Leewuenhoke để ý thấy giấm có thể giết chết được vi khuẩn, do vậy ông khẳng định giấm có thể dùng để sát trùng vết thương. Thế nhưng cũng giống như các phát hiện trước, mãi 200 năm sau người ta mới đưa giấm vào ứng dụng trong y học.
Cũng phải đến 200 năm sau mới có người chế tạo ra được một chiếc kính hiểm vi tốt hơn của Leewuenhoke. Nhưng Leewuenhoke là người đầu tiên dùng chiếc kính hiển vi kì diệu của mình để tìm ra thế giới vi sinh vật.