Thứ Tư, tháng 6 06, 2012

Khám phá số 27

Thuật gây mê

- Thời gian phát hiện: năm 1801.
- Nội dung phát hiện: tìm ra một phương pháp y thuật làm mất đi cảm giác đau đớn của bệnh nhân khi tiến hành làm phẫu thuật.
- Người phát minh: Humphry Davy.

Tại sao gây mê lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Vào thời gian trước đây, phẫu thuật ngoại khoa luôn làm cho bệnh nhân đau đớn không thể chịu được, phẫu thuật không chỉ gây ra thương tổn cho người bệnh mà còn rất nguy hiểm, điều đó khiến cho các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Do phải chịu sự dằn vặt đau đớn nên rất nhiều bệnh nhân đã từ chối được cứu chữa. Thuật gây mê ra đời đã mang lại điểm tựa vững vàng, đảm bảo cho phẫu thuật ngoại khoa và phẫu thuật nha khoa.

Thuật gây mê đã giảm bớt những cơn đau của bệnh nhân, họ không còn cảm thấy sợ hãi hay lo lắng về những cơn đau khủng khiếp khi phải làm phẫu thuật hay đi khám răng nữa. Hơn nữa gây mê còn mang lại cơ hội cho y học, giúp cho y học có thể phát triển và cải tiến những kỹ thuật trị bệnh cứu người.

Khoa học gây mê ngày nay đã trở thành một chuyên ngành y học to lớn, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong phòng phẫu thuật. Trong tương lai con người sẽ tìm ra được nhiều loại thuốc, phát hiện ra nhiều các phương pháp gây mê mới tiên tiến hơn, nhưng lĩnh vực quan trọng này của y học chắc chắn vẫn sẽ đồng hành cùng chúng ta.

Thuật gây mê đã bắt đầu được ứng dụng như thế nào?

Từ anesthesia (gây mê) là gốc Hy Lạp, nghĩa của nó là “không có cảm giác”. Từ nay do Oliver Wendell Holmes (con trai ông trùng tên với ông, ông là quan chức trong tòa án tối cao) sáng tạo ra vào năm 1846. Nhưng khái niệm gây mê thì đã có cách đây cả nghìn năm rồi. Người Trung Quốc cổ đã phát minh ra thuật châm cứu làm ức chế cảm giác đau, không cho nó truyền lên đại não. Người La Mã và người Ai Cập cổ đã biết dùng cỏ Mandrake (một loài cây độc có quả vàng) để làm cho con người mất đi tri giác. Các bác sĩ châu Âu thời Trung Cổ cũng rất quan tâm đến loại cỏ Mandrake này. Các pháp sư người Inca nhai lá coca lấy nước (tức cocain) nhổ vào trong vết thương để cho người bệnh bị tê vùng đó và không còn cảm giác đau đớn.

Vào thế kỷ XIX, có ba nhà khoa học đều tuyên bố rằng họ đã tìm ra được thuật gây mê hiện đại, thế nhưng không ai trong số họ đạt được vinh dự này bời vì nó đã thuộc về Humphry Davy từ lâu.

Bác sĩ người Scotland Sir Yong Simson là người đầu tiên tiến hành thí nghiệm với clorofom. Ông phát hiện ra bệnh nhân nào mà hít được chất khí này (mang clorofom ngâm tẩm vào bông để xuống dưới mũi ngửi) thì có cảm giác nhẹ nhõm và nhanh chóng bị mất đi tri giác. Ông đã sử dụng loại thuốc đó nhưng không gây được sự chú ý của mọi người. Mãi cho đến năm 1838, nữ hoàng Victoria cho gọi Simson cùng với chất clorofom để giúp bà giảm đau đầu trong lần sinh đứa con thứ bảy.

Thời kỳ nội chiến Mỹ là thời kỳ mà clorofom được sử dụng nhiều nhất. Cây bông trồng ở miền Nam thường được dùng trao đổi lấy thuốc ở Anh, trong đó bao gồm cả clorofom. Thế là clorofom đã trở thành loại thuốc chủ yếu trong tay các bác sĩ miền Nam dùng làm phẫu thuật trong các lều lán khắp chiến trường. Sau khi chiến tranh kết thúc, clorofom vẫn được sử dụng với một mức độ nhất định, đặc biệt là ở miền Nam. Tình trạng đó đã kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ XX đến khi người ta chế tạo ra được thuốc viên.

Bác sĩ bang Georgia, Crawford Long là người đầu tiên sử dụng ête trong phẫu thuật. Năm 1842, ông đã phẫu thuật thành công khối u sau gáy cho James Venable – một quan chức địa phương. Phẫu thuật tiến hành rất thuận lợi và viên quan tòa không hề cảm thấy đau đớn gì, tuy nhiên bác sĩ Long đã không công bố thành công này của minh.

Hai năm sau, một bác sĩ nha khoa ở Boston là Horace Wells cũng bắt đầu nghĩ đến việc dùng ête để giảm đau trong khi làm phẫu thuật. Tuy nhiên Wells đã phạm một sai lầm do ông đã cắt bỏ chất gây mê quá sớm khiến cho bệnh nhân vừa ngồi dậy lập tức đau đớn vô cùng. Các bác sĩ có mặt quan sát đều lên tiếng cười chê Wells, họ chỉ trích những lý luận về gây mê của Wells đã công bố trước đó là hoàn toàn bịa đặt.

Một năm sau, tức năm 1845, một nha sĩ khác ở Bosston là William Morton lại dùng ête đã tiến hành thí nghiệm và cuộc phẫu thuật của Morton đã diễn ra hết sức thuận lợi. Morton tiếp tục dùng ête để làm lại thí nghiệm phẫu thuật công khai, ông đã viết nhiều bài luận đề cao ưu điểm của ête. Và cho đến lúc đó thì giới bác sĩ toàn nước Mỹ và tiếp đó là các bác sĩ châu Âu mới bắt đầu dùng ête làm thuốc gây mê chủ yếu.

Tuy nhiên họ đều không phải là người đầu tiên phát hiện ra thuật gây mê hiện đại. Năm 1801, nhà khoa học người Anh là Humphry Davy đã làm thí nghiệm với chất khí, ông kết hợp khí nitơ và oxy tạo thành hỗn hợp nitrous oxide (N2O). Khi tiến hành tạo ra loại khí này Davy hít sâu vào một hơi. Sau đó ông kể lại rằng khi đó ông đột nhiên cảm thấy khoan khoái vô cùng và nhanh chóng không kiểm soát được bản thân, lúc khóc lúc cười cho đến khi ngã lăn ra đất không biết trời đất gì nữa.

Davy đã gọi loại khí này là “khí gây cười”, và ghi chép lại đặc tính của nó khi làm cho ông mất hết ý thức. Ông giới thiệu dùng khí gây cười để ứng dụng vào trong phẫu thuật ngoại khoa và nhà khoa. Mặc dù không có bác sĩ nào chú ý đến phát hiện của ông, nhưng Humphry Davy vấn là người đầu tiên tiến hành thí nghiệm và chứng minh khoa học về chất gây mê.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox