Thứ Sáu, tháng 6 01, 2012

Khám phá số 3

CẤU TRÚC CƠ THỂ NGƯỜI

- Thời gian phát hiện 1543.
- Nội dung phát hiện: sáng lập ra khoa học cận đại giải phẫu cơ thể người, lần đầu tiên có được nhận thức tương đối chính xác về cấu tạo cơ thể người.
- Người phát hiện: Andreas Vesalius.

Tại sao phát hiện cấu trúc cơ thể người lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Trong khoảng 1500 năm trước đó, những tư liệu giải phẫu sử dụng trong y học thực chất đểu dựa trên cơ sở nghiên cứu động vật, điều đó không những thiếu tính chính xác mà còn gây ra những lý giải sai lầm, thế nhưng nó lại được coi là kinh điển. Andreas Vesalius là người đầu tiên kiên trì dựa trên các phương pháp khoa học giải phẫu, thí nghiệm sinh lý chính xác và quan sát trực tiếp để đưa ra học thuyết của mình. Tác phẩm Cấu trúc cơ thể người do ông biên soạn đã lần đầu tiên đưa ra nguyên lý về cấu trúc cơ thể người và chức năng sinh lý.

Tác phẩm của Andreas Vesalius đã xóa bỏ sự thống trị suốt 1.500 năm của học thuyết do Galen đưa ra từ thời Hy Lạp cổ, đồng thời cũng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền y học của nhân loại. Từ đó giới y học không còn dựa vào những suy đoán chủ quan mà căn cứ vào những cơ sở khoa học xác đáng để tìm hiểu cấu trúc cơ thể người.

Andreas Vesalius đã khám phá ra cấu trúc cơ thể người như thế nào?

Andreas Vesalius sinh năm 1515 tại Brussels, cha ông là một bác sĩ trong hoàng gia đã sưu tập được không ít những tài liệu quý giá về y học. Ngay từ nhỏ, cậu Vesalius đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc các tài liệu đó, cậu vô cùng tò mò về các loài sinh vật, cậu thường xuyên bắt các con vật nhỏ và côn trùng sau đó tập mổ chúng ra để nghiên cứu.

Năm 18 tuổi, Vesalius đến Paris học y học. Trong quá trình học tập, môn giải phẫu người và động vật là một môn học rất đặc biệt. Khi bắt buộc phải thực hành giải phẫu thì giáo sư vừa giảng vừa có một người giết mổ gia súc đứng ra giải phẫu. Giáo trình và tài liệu của sinh viên sử dụng đều được dịch từ tác phẩm nổi tiếng về cấu trúc cơ thể người do bác sĩ người Hi Lạp Galen viết ra từ năm 50 trước Công nguyên.

Không lâu sau, người ta phát hiện ra Vesalius có trí thông minh hơn người nhưng khá kiêu căng và thích tranh luận với người khác. Trong giời học thực hành giải phẫu lần thứ hai, Vesalius đã lấy dao mổ trên tay người thực hành và tiến hành giải phẫu một cách rất thành thạo khiến cho tất cả mọi người có mặt ở đó đều không khỏi kinh ngạc.

Vesalius trở thành người tiên phong trong những giờ học thực hành, ông nhờ bạn bè đi đến các lò mổ kiếm các bộ xương mang về để nghiên cứu, đi đến nghĩa địa đào xác để thực hành giải phẫu. Vesalius bất chấp sự hung dữ của những con chó canh cổng, bất chấp mùi tanh thối của xác chết, ông tìm đến nghĩa trang Monfaucon ở Paris (là nơi chôn cất các tử tù) lấy xác các tử tù mới bị hành quyết đem về nghiên cứu.

Năm 1537, Vesalius tốt nghiệp và chuyển đến học tiếp tại trường Padua ở Italia. Tại đây ông bắt đầu hàng loạt các buổi diễn giảng, mỗi lần như vậy ông đều tiến hành giải phẫu và làm thực nghiệm để cho mọi người được tận mắt quan sát các bắp thịt, động mạch, cấu tạo các tổ chức thần kinh, tĩnh mạch và thậm chí cả cấu tạo chi tiết bộ não người. Rất nhiều các sinh viên và giáo sư đến tham gia và họ đều cảm thấy bị hấp dẫn bởi kĩ thuật cùng phát hiện mới mẻ này của Vesalius.

Tháng 1 năm 1540. Vesalius có buổi diễn giảng sôi nổi trong một nhà hát chật kín người ở Bologna của Italia. Cũng giống như bao nhiêu học viên khác,Vesalius được đào tạo phải trung thành với học thuyết của Galen đưa ra, thế nhưng ông luôn thắc mắc khó hiểu bởi vì kết quả thực tế do ông giải phẫu lại khác xa với những gì mà Galen đã miêu tả.

Trong lần diễn giảng này, Vesalius đã tiến hành giảng giải về kết luận của Galen đối với xương đùi cong, tâm thất cùng các đốt xương ngực của người. kết quả thu được là kết luận đó phù hợp với cấu trúc của loài vượn hơn là con người. Vesalius đưa ra hơn 200 chỗ không thống nhất giữa kết luận của Galen và cấu trúc cơ thể thật của con người trên thực tế, đây là lần đầu tiên ông công khai chỉ ra những sai lầm trong kết luận của Galen về cấu trúc cơ thể người. Vesalius cũng nhiều lần chứng thực được tất cả căn cứ mà các bác sĩ châu Âu dựa vào đều không phải là cấu tạo thực của cơ thể người mà là của loài vượn hay loài chó, các kết luận của Galen trong lĩnh vực này đều có sai lầm.

Bài diễn thuyết của Vesalius đã xúc phạm đến hội y học. Trong suốt ba năm sau, ông đóng cửa chuyên tâm biên soạn sách giải phẫu; ông còn mời các danh họa nổi tiếng đến vẽ lại những mạch máu, thần kinh cùng các bộ xương do ông giải phẫu ra.

Năm 1543, Vesalius xuất bản cuốn sách Cấu trúc cơ thể người. Không ít các giáo sư y học tôn sùng học thuyết của Galen đã tỏ ra nghi ngờ về tác phẩm này của ông. Vesalius vô cùng phẫn nộ và trong lúc tức giận đã vứt tất cả tài liệu nghiên cứu vào trong lò lửa, ông thề cả đời sẽ không thực hiện giải phẫu người nữa.

Nhưng thật may cho chúng ta là tác phẩm của Vesalius vẫn còn được giữ lại, và suốt trong 300 năm sau đó, nó đã trở thành tác phẩm kinh điển của khoa học giải phẫu người.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox