Thứ Năm, tháng 6 07, 2012

Khám phá số 33

THỜI KỲ BĂNG HÀ

- Thời gian phát hiện: năm 1837.
- Nội dung phát hiện: khí hậu trên trái đất ngày nay thì ấm áp song trong quá khứ đã có một số thời kì lại hoàn toàn trái ngược, kỷ Băng Hà là một ví dụ.
- Người phát hiện: Louis Agassiz.

Tại sao phát hiện ra thời kỳ Băng Hà lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử?

Khí hậu trên trái đất không phải là bất biến kể từ khi hình thành đến nay, đây là một kiến giải mang tính cách mạng. Hàng nghìn năm trước, các nhà khoa học đều cho rằng khí hậu trái đất vẫn luôn tuần hoàn như vậy mà không có sự biến đổi gì. Sau đó những chứng cứ của Louis Agasssiz đã chứng minh rằng, trong quá khứ cả châu Âu đã từng bị bao phủ bởi những lớp băng dày và khí hậu của trái đất không phải thời kỳ nào cũng giống như ngày nay. Bằng phát hiện này, Louis Agassiz đã khẳng định quan điểm trái đất luôn không ngừng biến đổi.

Phát hiện của Agassiz còn giải đáp được rất nhiều những câu đố về sinh vật học đã từng làm đau đầu các nhà khoa học qua nhiều thế kỷ. Agassiz đã dựa vào số lượng lớn các số liệu thực địa mà ông dày công sưu tầm được để xây dựng nên lý luận mới và ông là nhà khoa học đầu tiên vận dụng phương “pháp độc đáo này. Agassiz đã có những đóng góp lớn lao trong lĩnh vực địa chất học và xây dựng nên quan điểm hiện đại về lịch sử trái đất”.

Thời Kỳ Băng Hà đã được khám phá ra như thế nào?

Louis Agassiz mặc dù là một giáo sư đại học nhưng ông luôn coi mình là một nhà địa chất học thực địa. Vào cuối những năm 20 của thế kỷ XIX, ông đã dành thời gian vài tuần liên tục dạo bước trên khắp vùng núi Alpine ở Thụy Sĩ quê hương ông. Ông chú ý thấy trên bề mặt chính những sông băng của khe núi có một vài đặc trưng địa chất: thứ nhất, những dải băng nằm trải dài theo hướng phía dưới của những khe núi hình chữ U có đáy khe bằng phẳng, những lòng sông luôn có hình chữ V. Thoạt đầu, Agassiz cho rằng sông băng tự nhiên hình thành nên trong những khe núi này, thế nhưng ít lâu sau ông nhận ra chính sông băng đã tạo ra hình chữ U độc đáo của khe núi.

Tiếp đó, ông để ý thấy trên những vách đã của khe núi sông băng tồn tại những vết nạo vét và những vết xước nằm ngang, những vết tích đó đều cao hơn 1 dặm hoặc nhiều hơn so với sông băng thực tế. Cuối cùng Agassiz nhận thấy có rất nhiều những tảng đá và đá khổng lồ nằm dưới đáy khe núi, ông không biết sức mạnh kỳ diệu nào đã mang chúng xuống được đây.

Không lâu sau, Agassiz nhận ra rằng những con sông băng trên các dãy núi cao mà ông nghiên cứu chắc chắn trong quá khứ phải dài hơn và cao hơn nhiều. Trong quá khứ xa xôi, chúng đã tạo ra những khe núi, mang theo đá lớn quét qua những vách đá của khe núi và để lại những vết xước cùng những tảng đá khổng lồ.

Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, Agassiz đi du lịch ở những vùng trũng của nước Anh và châu Âu. Tại đó ông cũng đã phát hiện ra những vết xước ngang cùng những khe núi hình chữ U, trên vách đá những vết nạo vét và những tảng đá khổng lồ thần bí nằm ở đáy khe núi.

Những đặc trung của sông băng ở đây rất giống với sông băng ở Thụy Sĩ, nhưng quanh đó mấy trăm dặm lại không hề có sông băng. Vào năm 1835, Agassiz bỗng nghĩ ra một giả thiết và bất giác ông cảm thấy vô cùng hứng khởi, đó là: vào một thời kỳ nào đó trong quá khứ, toàn châu Âu nhất định bị bao phủ bởi một số lượng băng tuyết dày. Tình hình lúc đó và bây giờ chắc chắn là khác xa nhau, do đó mà khí hậu không phải luôn cố định không có sự thay đổi.

Để đưa ra được quan điểm mang tính cách mạng này, Agassiz quyết định đi tìm chứng cứ để chứng minh. Ông cùng một vài trợ thủ đã dành thời gian hai năm ròng để điều tra về sông băng của vùng Alpine và ghi chép lại những dấu tích cho thấy sự tồ tại của sông băng trong quá khứ.

Năm 1837, Agassiz cho công bố kết quả nghiên cứu của mình và kết quả đó đã gây ra sự bất ngờ lớn đối với các nhà địa chất học trên toàn thế giới. Trước đó, để chứng minh một lý luận mới thì chưa có nhà nghiên cứu nào lại có thể thu thập được một khối lượng số liệu thực địa nhiều và thiết thực như của Agassiz. Nhờ có được những số liệu thực địa hết sức đáng tin cậy này mà lý luận của Agassiz đã nhanh chóng được công nhận. Kết luận này của Agassiz đã làm thay đổi hoàn toàn tất cả những lý luận đương thời về lịch sử của trái đất.

Agassiz đã vẽ ra một bức tranh sinh động miêu tả thời Kỳ Băng Hà và chứng minh được sự tồn tại của nó. Thế nhưng tại sao lại có thời Kỳ Băng Hà? Cho đến năm 1920, câu hỏi này mới được nhà vật lý học người Nam Tư Milutin Milankovitch đưa ra lời giải đáp. Thì ra quỹ đạo của trái đất không phải là hình tròn và nó cũng không phải luôn luôn cố định theo dòng chảy bất tận của thời gian. Milankovitch đã chứng minh quỹ đạo của trái đất không ngừng biến đổi theo hai trường hợp: có khi dài hơn, có khi tròn hơn một chút và chu kì đó là 4 vạn năm. Vào mùa đông, quỹ đạo sẽ đưa trái đất lệch ra một chút so với mặt trời và đây là nguyên nhân sinh ra thời kỳ Băng Hà. Nghiên cứu trong hai năm 2003 và 2005 của cơ quan hàng không Mỹ (NASA) đã chứng minh tính chính xác của lý luận này.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox