Chủ Nhật, tháng 6 10, 2012

Khám phá số 42

Sự sống dưới lòng đại dương

- Thời gian phát hiện: năm 1870.
- Nội dung phát hiện: dưới đáy đại dương sâu thẳm là một vùng tối đen nhưng nơi đó không phải là sa mạc không có sự sống, ở đây tồn tại một thế giới rất phong phú của sinh vật.
- Người phát hiện: Charle Thomson.

Tại sao phát hiện ra sự sống dưới lòng đại dương lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Charle Thomson đã làm thay đổi một cách triệt để cách nhìn của khoa học về những điều kiện tồn tại của sinh vật trong lòng đại dương và dưới đáy biển sâu thăm. Dưới đáy đại dương tuy không hề có một chút ánh sáng nào rọi tới, thế nhưng ông phát hiện ra ở đó lại có một thế giới phong phú của đủ mọi loài sinh vật. Ông đã chứng minh twjsoongs vẫn tồn tại mặc dù không có ánh sáng. Thậm chí ông còn chứng minh thực vật vẫn sinh trưởng tốt ở trong môi trường tối tăm dưới đáy đại dương, và đương nhiên là phải mất cả thể kỉ các nhà khoa học mới làm rõ được lý luận sự sinh tồn của thực vật khi không có tác dụng của quang hợp.

Phát hiện của Charle Thomson đã giúp con người biết được rằng không chỉ trên bề mặt của biển cả có sự sống mà ngay cả dưới đáy đại dương bao la sự sống vẫn tồn tại. Ông là người đầu tiên trên thế giới tiến hành nghiên cứu khoa học về đáy biển. Năm 1877, bằng phát hiện này, Charle Thomson đã được nữ hoàng Victoria phong tước vị.

Sự sống dưới đáy biển đã được phát hiện ra như thế nào?

Charle Thomson sinh năm 1830 tại vùng bờ biển Scotland. Sau khi tốt nghiệp đi học, ông tiến hành nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau. Đến năm 1867, ông được bổ nhiệm làm giáo sư thực vật học tại học Viện khoa học hoàng gia ở Dublin, Ireland.

Kiến thức phổ thông vào thời đó là: ánh sáng chỉ có thể xuyên qua mặt nước biển từ 250 đến 300 feet, do đó mà các loài sinh vật chải có thể sinh sống trên phạm vi tầng nước mỏng này thôi. Ở đây có đủ ánh sáng cần thiết cho các loài sinh vật biển sinh trưởng. Còn đáy biển là một vùng sa mạc tối tăm và không có sự tồn tại của sự sống. Không có ai nghi ngờ gì về tính logic của suy luận này.

Đầu năm 1866, Michael Sars tiến hành nạo vét vùng bờ biển Nauy, đây là một khâu trong dự án đặt đường dây cáp điện. Sars đã công bố rằng máy nạo vét của ông đã nạo sâu xuống hơn 100 feet và đã bắt được cá ở dưới đó.

Các nhà khoa học đều lên tiếng chế giễu Sars, họ nói rằng ông không thể bắt đước cá vượt qua giơi hạn của “khu sinh tồn” ở độ sâu như vậy, bởi vì nơi đó không thể tồn tại sự sống.

Tuy nhiên Charle Thomson lại rất chú ý đến thông tin này, ông bắt đầu suy ngẫm: nếu như đích thực có sinh vật tồn tại dưới đáy biển sâu thẳm thì làm cách nào để giả thích được đây? Nơi đó có đúng là không có sự sống giống như người ta vẫn tưởng tượng không?

Nếu không trực tiếp xuống đó được thì làm sao có thể khám phá ra chân tướng của sự việc?

Charle Thomson tin rằng vấn đề này đáng để ông tiến hành nghiên cứu khoa học một cách cẩn thận. Và thế là ông đã thuyết phục được Hải quân hoàng gia cho phép ông sử dụng tàu hải quân hoàng gia là tàu “Tia chớp” và tàu “Nhím” để tiến hành nhiệm vụ nạo vét mùa hè, và tiến hành liên tục trong ba mùa hè từ năm 1868 đến năm 1870. Khi đến vùng biển Anh và Scotland, Charle Thomson dùng lưới cá và máy đào thăm dò biển sâu, ông muốn xem ở khu vực nước sâu hơn 2000 feet có thể tìm thấy loài sinh vật nào không. Phần đông các nhà khoa học đều cho rằng ông chải phí thời gian vô ích, gây lãng phí kinh phí cảu hải quân và cuối cùng sẽ chỉ chuốc lấy sự xấu hổ mà thôi.

Trong khoảng thời gian ba mùa hè ngắn ngủi này, Charle Thomson đã tiến hành trên 370 lần thăm dò đáy biển. Ông đã tiến hành kéo lưới và thả máy nạo vét ở độ sâu 4000 feet. Ở tất cả các độ sâu đều phát hiện ra có sự sống tồn tại. Ông luôn bắt được trong lưới của mình những loài động vật không xương sống cùng nhiều loại cá.

Charle Thomson đã phát hiện ra ở nơi đáy biển tối tăm quanh năm không một tia sáng rọi tới đó lại có một mật độ lớn các loài cá không ngừng sinh sôi phát triển.

Ông còn tiến hành thu thập mẫu nước ở khu vực những tầng nước đen sâu thẳm và kết quả cho thấy luôn có sự tồn tại của nhiều vật thể vụn. Những vật thể cụn này chính là xác của thực vật trong nước sâu chưa bị ăn. Cũng có một vài loài thực vật biển sau khi chết cơ thể chúng chìm trong nước sâu và trở thành thức ăn của những loài sinh vật khác ở nơi đó.

Charle Thomson phát hiện ra ở nơi sâu thẳm dưới đáy đại dương có thể tìm thấy tất cả những loài động vật biển không xương sống đã biết tên. Đồng thời ông còn phát hiện ra một số loài cá lạ. Ông còn đào lên được một số loài thực vật sinh sống ở dưới đáy biển, chứng minh chúng vẫn sinh trưởng khỏe mạnh ngay cả khi không có ánh sáng mặt trời. Năm 1837, Charle Thomson đã cho xuất bản tác phẩm Dưới đáy đại dương (The depths of the sea), trong đó trình bày nhiều phát hiện gây kinh động thế giới. Trước khi cho ra đời tác phẩm đó thì Charle Thomson đã thực hiện chuyến viễn dương trên con tàu Challenger (Kẻ thách thức). Chuyến đi này kéo dài trong năm năm, mục đích của chuyến đi là hoàn thành nhiệm vụ thu thập những số liệu nghiên cứu đáy biển ở độ sâu 70.000 hải lý của Charle Thomson. Những số liệu đó cuối cùng đã chứng minh trong lòng tất cả các đại dương trên trái đất đều luôn có sự tồn tại của sự sống dưới đáy biển.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox