Chủ Nhật, tháng 6 10, 2012

Khám phá số 46

NHÓM MÁU

- Thời gian phát hiện: năm 1897.
- Nội dung phát hiện: Máu trong cơ thể người chia làm các nhóm khác nhau và có sự bài xích lẫn nhau giữa một số nhóm máu.
- Người phát hiện: Karl Landsteiner.

Tại sao phát hiện ra nhóm máu lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Trước đây con người luôn nghĩ rằng máu đơn thuần chỉ là máu. Thế nhưng bác sĩ người áo Karl Landsteiner lại phát hiện ra tất cả có bốn nhóm máu, một số nhóm có thể kết hợp với nhau an toàn song một số lại không thể. Phát hiện này đã cứu chữa cho hàng triệu sinh mạng. Sau khi phát hiện của Karl Landsteiner được công bố thì việc làm phẫu thuật cũng tăng lên đáng kể. Do có sự đảm bảo an toàn về phẫu thuật nên một số phương pháp phẫu thuật mới đã được tiến hành.

Phát hiện của Karl Landsteiner còn góp phần giúp chúng ta nâng cao hiểu biết về cấu tạo và tính chất hóa học của máu, phát hiện này đã mở đường cho sự ra đời của rất nhiều các phát hiện y học quan trọng giai đoạn đầu thế kỷ XX.

Các nhóm máu đã được phát hiện ra như thế nào?

Vào năm 1897, thành phố Vienna nước Áo là một thành phố tràn đầy sức hấp dẫn và hiện đại không kém gì tất cả những thành phố hàng đầu khác trên thế giới. Bác sĩ Karl Landsteiner công tác tại bệnh viện đại học Vienna, ông phụ trách việc kiểm tra và khám nghiệm tử thi.

Vào một ngày tháng 4 năm đó, Karl Landsteiner tiến hành khám nghiệm đến vài nghìn thi thể nên những trường hợp tử vong như vậy ông đã quen thuộc. Ông suy ngẫm rằng tại sao trường hợp đó chỉ xảy ra đối với một vài bệnh nhân?

Buổi tối hôm đó, Karl Landsteiner biểu diễn đàn piano cho vợ và một số người bạn nghe. Ông chơi Piano rất giỏi, những ai đã từng nghe Karl Landsteiner chơi đàn đều khuyên ông nên bỏ ngành bác sĩ vì nghề nhạc sĩ có tiền đồ xán lạn hơn.

Đang trong lúc chơi một bản nhạc quen thuộc thì Karl Landsteiner đột nhiên nghĩ đến nguyên nhân gây tử vong có lẽ xuất phát từ máu trong cơ thể người bệnh. Người ta ai cũng nghĩ rằng máu nào chả như nhau, thế nhưng nếu nó không giống nhau thì sao?

Sáng sớm ngày hôm sau, Karl Landsteiner tiến hành lấy mẫu máu của 20 bệnh nhân, ông muốn làm rõ xem mẫu máu nào có thể kết hợp được an toàn.

Karl Landsteiner xếp các ống thí nghiệm thành một hàng, ông cho mẫu máu của từng người bệnh nhân kết hợp với nhau.

Sau đó ông dùng kính hiểm vi để quan sát sự đông kết của các tế bào máu xem tế bào nào không đông kết. Karl Landsteiner chưa kiểm tra hết một nửa thì đã kinh ngạc phát hiện ra rằng có thể dễ dàng chia các mẫu máu ra thành hai nhóm khác hẳn nhau. Tế bào máu trong nhóm này khi kết hợp với tế bào máu trong nhóm kia đều xảy ra hiện tượng ngưng kết.

Karl Landsteiner đặt tên cho hai nhóm máu này là A và B. Như vậy là có một sự bài xích giữa các tế bào không cùng nhóm.

Karl Landsteiner tiếp tục tiến hành nghiên cứu và ông lại phát hiện ra một mẫu máu khác không hề xảy ra sự đông kết với cả nhóm máu A và B. Ông nhận định: nhất định còn có sự tồn tại của một nhóm máu khác và những người mang nhóm máu này có thể truyền máu cho tất cả người một cách an toàn. Karl Landsteiner đặt tên cho nhóm đó là nhóm máu O.

Tiếp sau đó ông lại phát hiện ra một nhóm máu đều tạo ra hiện tượng đông kết khi kết hợp với nhóm A và B. Như vậy là có sự tồn tại của nhóm máu thứ tư nữa, nhóm máu này cũng xảy ra phản ứng với cả hai nhóm máu A và B giống như phản ứng của nhóm máu O với cả hai nhóm A, B vậy. Karl Landsteiner đã đặt tên cho nhóm máu đó là nhóm AB.

Máu không thể giống nhau được mà nó chia ra thành bốn nhóm khác nhau. Nếu muốn đảm bảo sự an toàn khi truyền máu thì các bác sĩ nhất thiết phải cho bệnh nhân xét nghiệm lấy mẫu máu xem thuộc nhóm nào. Lý thuyết đó nghe thì rất đơn giản dễ hiểu nhưng phát hiện ra điều đó quả thực đã cứu được mạng sống của hàng triệu con người trên trái đất chúng ta.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox