Thứ Sáu, tháng 8 03, 2012

Ai đã nghĩ ra kính hiển vi?

Từ kính hiển vi - microscop trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người nhìn thấy những vật nhỏ”. Thiết bị này dùng để nhìn những vật bé tí xíu mà mắt thường không nhìn thấy được.
Thường thì nếu bạn càng để gần mắt một vật thì bạn càng thấy nó rõ hơn nhưng nếu bạn để nó cách mắt 25cm thì lại nhìn không rõ khi đó người ta nói rằng nó không thuộc tiêu cự.
 Điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta để vào giữa mắt và vật đó một miếng kính lồi khi đó vật đó sẽ ở gần mắt hơn 25cm và sẽ ở trong tiêu cự. Ngày nay chúng ta mô tả hiện tượng này thật là đơn giản như là việc sử dụng kính lúp. Những chiếc kính lúp thực ra là những chiếc “kính hiển vi đơn giản”. Những “chiếc kính hiển vi đơn giản” ấy đã có từ thời xa xưa nhưng ở đây cúng ta muốn đề cập đến những chiếc kính hiển vi phức tạp. Vậy những chiếc kính hiển vi phức tạp là gì? Nhờ hai thấu kính, vật quan sát được nhân to lên hai lần, một trong hai thấu kính đó được gọi tên là vật kính, nó phóng đại hình ảnh lên lần thứ nhất, thấu kính thứ hai được gọi là thị kính phóng đại hình ảnh lên lần thứ hai. Thực ra trước đây kính hiển vi có vài thấu kính vừa được sử dụng như thị kính, vừa để dùng như vật kính nhưng điều quan trọng là tất cả các loại kính hiển vi này được dựa trên nguyên tắc phóng đại kép. Chiếc kính hiển vi phức tạp đầu tiên được làm ra vào khoảng giữa những năm 1510 và 1610. Người ta không biết đích xác ai là tác giả của nó nhưng rất nhiều người cho rằng bản quyền sáng chế kính hiển vi thuộc về Galilê. Đôi khi người ta gọi nhà khoa học người Đan Mạch Lêvenguc là ông tổ của kính hiển vi nhưng không phải vì ông là người sáng chế ra nó mà vì ông đã phát minh ra rất nhiều thứ vì có sự giúp đỡ của kính hiển vi. Lêvenguc đã chỉ ra rằng những con mọt, những con bọ chó và những sinh vật nhỏ bé khác nở ra từ trứng không phải là các loài có khả năng tự sinh sản, ông là người đầu tiên đã nhìn thấy qua kính hiển vi các dạng của sự sống như: những cơ thể đơn bào và vi khuẩn. Bằng chính đôi bàn tay mình ông đã chế tạo ra một chiếc kính hiển vi và qua chiếc kính hiển vi đó ông đã nhìn thấy toàn bộ quá trình tuần hoàn của sự sống.
Ngày nay con người trong mọi lĩnh vực khoa học và công nghiệp đều không thể làm việc được nếu thiếu kính hiển vi.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox