Một người Anh tên là Tomas Eliot đã đem từ encyclopedia này vào tiếng Anh và giải mã cuốn sách của mình là Cuốn sách giải thích các sự vật và các kiến thức phổ biến.
Nhưng cuốn bách khoa toàn thư ngày nay thường được sắp xếp theo trật tự của bảng chữ cái để dễ tra cứu. Còn thời xa xưa thì các tác giả soạn bách khoa toàn thư không theo một trình tự nào cả. Ví dụ tác giả đã mở đầu quyển bách khoa toàn thư thời Trung cổ của mình bằng một câu chuyện về chúa và các thần thánh, còn kết thúc bằng một bài miêu tả các loại hoa, hương thơm và danh sách 30 loại trứng khác nhau.
Cuốn từ điển bách khoa toàn thư cổ xưa nhất mà chúng ta biết đến ra đời vào thế kỷ 1 trước công nguyên ở La Mã. Tác giả của nó là ông Plinhius có tên là lịch sử tự nhiên gồm 37 tập với hơn 20.000 mục từ. Trong cuốn từ điển bách khoa này Plinhius có lấy các trích dẫn của hơn 450 tác giả. Người ta đã rất quý bộ sách này và cho đến năm 1530 nó đã được tái bản tới 43 lần.
Bộ từ điển bách khoa lớn nhất trên thế giới là bộ bách khoa toàn thư Trung Quốc thứ 3, nó được biên soạn theo sáng kiến của một vị hoàng đế Trung Quốc mất vào năm 1721 gồm 5020 tập. Cha cố Jonh Harris là tác giả của cuốn bách khoa toàn thư đầu tiên có cấu trúc theo trình tự bảng chữ cái ra đời vaò năm 1704 có tên là từ điển bách khoa toàn thư khoa học và nghệ thuật Anh. ở Pháp vào năm 1743 đã xuất bản cuốn Encyclopédie. Có nhiều nhà khoa học lớn tham gia biên soạn bộ sách này như Vonte, Russo, Đidro và điều đó đã làm cho bộ sách sáng giá hơn.
Cuốn Bách khoa tiếng Anh hay từ điển nghệ thuật và khoa học lần đầu tiên được in ở Xcotlen vào năm 1768. Từ năm 1911 nó đã được xuất bản ở Mỹ.