Thứ Sáu, tháng 9 21, 2012

Những chuyện thần thoại ở lục địa xanh

"Lục địa xanh !" Cái tên thơ mộng ấy đã được các nhà bác học đặt cho vùng đất rộng tới 3 phần tư địa cầu đang phủ kín bởi các đại dương. Một màu xanh đậm tự nhiên từ những thời xa xưa đã che giấu bao điều bí mật trước những cặp mắt thèm muốn của con người.

Thật vậy, miền trái đất mênh mông 361 triệu kilômét vuông chứa đựng 1,4 tỉ kilômét khối nước ấy là cả một thế giới giàu có, kỳ lạ. 

Một nguồn thức ăn vô tận và một kho tài nguyên không bao giờ cạn hết. Hãy nói riêng về muối, trong đó đã chứa 50 triệu tỉ tấn các loại. Các kim loại như vàng, bạc, urani, v.v… nhiều không xiết kể. Chỉ riêng vàng, đem chia thành bình quan cho đầu người trên thế giới, mỗi người cũng được được chừng 3 tấn. Còn cá, tôm, sò, ốc, v.v… ước tính bằng con số nhũn nhặn nhất cũng chừng 50 tỉ tấn. Riêng các loài thực vật biển, mà một số đã được dùng làm thức ăn cho con người, cũng đạt khối lượng sinh sản hằng năm tới 500 tỉ tấn…

Cho nên, giấc mộng chinh phục Lục địa xanh đã không ngừng thôi thúc con người từ hàng bao thế kỷ. Ta hãy nghe nhân vật Bác sĩ Xanvado, trong truyện Người Cá của Beeliaep nói lên điều mong ước ấy, khi sáng tạo ra Ichian.

“… Ôi, con người mới nhỏ bé yếu đuối làm sao trong thế giới mênh mông mà thiên nhiên đã dành cho họ. Họ sống chen chúc nhau trên một phần tư của địa cầu, mà chỉ mới bòn xin được một phần vô cùng ít ỏi của cả kho vàng đại dương vô tận. Nếu như họ có thể sống trong nước của đại dương như những đàn cá ! Tầm hoạt động của họ sẽ mở rộng thêm xiết bao, không chỉ trên mặt mà còn trong suốt bề dày của khối nước mênh mông. Họ sẽ không bao giờ còn phải lo lắng đến việc kiếm sống. Vì thức ăn của họ đã sẵn có nguồn cung cấp từ biển…”.

Và thế là “người cá Ichian” đã ra đời nhờ một phẫu thuật tài tình, ghép mang một con cá mập vào cơ thể một chú bé. Ichian lớn lên dần trong một thế giới huyền ảo riêng mình: thế giưới dưới nước. Anh trở thành người giàu có nhất thế giới, vì vàng ngọc châu báo chỉ cần đưa tay là với tới. Nhưng rồi kẻ chủ nhân vương quốc biển bỗng cảm thấy cô đơn. Anh ta muốn trở về với cuộc sống trên đất liền, mặc dù kém phong phú hơn… Từ đó, bắt đầu những tai họa…

Tất nhiên, “người cá Ichian” mới chỉ là sản phẩm của một đầu óc tưởng tượng. Còn liệu một ngày kia, sẽ ra đời những thế hệ “người – biển” hay không, lại là một chuyện khác. Vì, chắc chắn rằng trở ngại chính cho công việc chinh phục “thế giới mới dưới các độ sâu” không phải là sự cô đơn, và sự tò mò muốn vén lên những bí mật của lòng biển đang là động cơ thôi thúc những chuyến đi mạo hiểm cùng những ý đồ vượt ngoài sức tưởng tượng…

Vào một ngày đẹp trời tháng 5 năm 1947… đông đảo những nhà khoa học và phóng viên báo chí có mặt trên một chiếc tài thả neo ngoài khơi Tây Ban Nha, để chứng kiến một thử nghiệm chưa hề có trong lịch sử: Kỹ sư Moorritxow Phác, người Pháp, sẽ thực hiện một cuộc lặn sâu trên 100 mét.

Một trăm mét ! Chắc con số quá ít ỏi có thể làm cho nhiều bạn đọc ngạc nhiên… Nhưng đúng vậy. Mặc dù từ hàng ngàn năm nay, con người đã bao lần thử mạo hiểu vào thế giới Thủy cung, nhưng ngoài những chuyện huyền thoại và tưởng tượng, thực tế chưa ai vượt quá được độ sâu 40 – 50 mét. Những kỳ tài về nghề lặn, như Yết Kiêu, có thể “đi lại dưới nước như trên cạn”, song cũng chỉ ở đáy sông, sâu 5 – 10 mét. Có những cô gái mò ngọc trai ở những hòn đảo Nhật Bản, được huấn luyện từ nhỏ, có khả năng lặn xuống những độ sâu 60 mét ở đáy biển, và không cần có thiết bị gì đặc biệt, vẫn ở lại nơi đó từ 30 đến 60 phút để tìm kiếm những con trai ngọc… Song, tuổi thọ của họ lại không bao giờ vượt quá được 25 ! Hình như thiên nhiên đã định ra một giới hạn vô hình cho con người không thể tiến vào vùng nước sâu như họ mong muốn…

Cuộc thí nghiệm của Pháp đi đôi với một phát minh mới gọi là Phổi lặn. Đây là một thiết bị nén không khí, tạo nên sự cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài cơ thể, và đảm bảo nguồn ôxy cho người lặn có thể thở hít bình thường. Mặc dù thế, người ta cũng vẫn dự kiến trước những nguy hiểm bất ngờ, và tổ chức đường dây liên lạc thường trực giữa người lặn và con tàu. Chỉ cần một tín hiệu cấp cứu, là thang được lập tức kéo lên…

Những giây phút đầu tiên, mọi việc được thuận lợi. Nhà thám hiểm Thủy cung lần lượt vượt qua những độ sâu 70 mét, rồi 80 mét… Mọi người hồi hộp, chờ đợi một kỷ lục sec được thiết lập, đánh dấu bước mở đầu của cuộc chinh phục tân thế giới. Nhưng, đột nhiên, mọi tín hiệu liên lạc vụt tắt. Không để lỡ một giây, người ta vội áp dụng mọi biện pháp cấp cứu. Cầu thang được kéo lên, nhưng đáng vuồn thay, nhà mạo hiểm chỉ còn là một cái xác không hồn. Trong tay ông vẫn giữ chặt máy đo độ sâu, ghi lại con số 122 mét…
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox