Thứ Năm, tháng 6 07, 2012

Khám phá số 32

HÓA THẠCH KHỦNG LONG ĐẦU TIÊN

- Thời gian phát hiện: năm 1824
- Nội dung phát hiện: những chứng cứ đầu tiên trên trái đất cho thấy loài khủng long khổng lồ từng đi qua
- Người phát minh: Gideon Mantell và William Buckland

Tại sao phát hiện ra hóa thạch khủng long lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử?

Đại đa số mọi người (và các nhà khoa học ) đều đã từng nghĩ rằng thế giới và các loài động thực vật trong đó là bất biến, thế giới trước đây cũng giống hệt như thế giới mà các nhà khoa học đang sống lúc bấy giờ. Phát hiện ra hóa thạch của khủng long đã làm sụp đổ hoàn toàn cách nghĩ đó. Phát hiện này nói lên việc con người lần đầu tiên có đầy đủ chứng cứ chứng minh được những bầy đàn động vật cổ đại mà ngày nay đã tuyệt chủng từng đi lại khắp nơi trên trái đất. Nó cũng chứng minh được sự tồn tại trong quá khứ của một loài động vật to lớn hơn các loại hiện nay gấp nhiều lần, đó là loài khủng long.

Phát hiện ra hóa thạch khủng long là một bước nhảy vọt đầu tiên trong lĩnh vực khảo cổ học và hóa thạch học, nó không những làm tiến bộ thêm kĩ thuật khảo sát thực địa mà còn mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu của hai lĩnh vực khoa học này. Khủng long đã được chứng minh là kinh điển nhất trong tất cả các di sản trong quá khứ, hơn nữa nó có tác dụng hàng đầu trong việc giúp người bình thường hiểu biết về quá trình tiến hóa sinh học.

Hóa thạch đầu tiên của khủng long đã được khám phá ra như thế nào?

Con người trước đây đã từng phát hiện ra được nhiều những bộ xương hóa thạch nhưng chưa có ai xác nhận được những bộ xương đó có phải là của những loài động vật đã bị tuyệt chủng rồi hay không. Năm 1677, một người Anh là Robert Plot đã phát hiện ra một khối xương hóa thạch và tuyên bố đây là tiêu bản hóa thạch tinh hoàn của một loài động vật khổng lồ, chứng minh rằng sự tồn tại của những loài vật khổng lồ được nhắc đến trong truyền thuyết là có thật, và Plot nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Hai trăm hai mươi năm sau, sau khi kiểm định, các nhà khoa học đã xác nhận đây là một mảnh xương đùi của loài khủng long ăn thịt khổng lồ hai chân.

Khoa học ngày đó vẫn vòn ở trong tình trạng lạc hậu. Mãi cho đến năm 1824, hai nhà nghiên cứu độc lập người Anh đã lần lượt phát hiện luận văn của mình và công bố họ đã phát hiện ra khủng long và họ cùng được vinh dự khảo cổ này.

Bác sĩ Gideon Mantell sinh sống tại Lewes thuộc khu Susex nước Anh. Năm 1809, một hôm vợ của ông là bà Mary Ann trong khi đi thăm bệnh nhân, tiện đường đi dạo quanh vùng và đã tìm thấy vài chiếc răng quái dị, bà bèn giao lại cho ông chồng. Những chiếc răng đó vô cùng lớn, dễ thấy rằng đó là răng của loài động vật ăn cỏ, thế nhưng vì nó to quá nên không thể quy nó vào bất kì loài động vật nào đang tồn tại. Mantell vốn là một nhà địa chất nghiệp dư, trong mấy năm liền ông đã sưu tầm được một số lượng những hóa thạch của động vật cổ nào có thể giám định được những chiếc răng cổ quái này. Ông quay lại chỗ đã phát hiện ra những chiếc răng và phân tích một cách chính xác tầng đất đá ở nơi đó thuộc về thời kỳ Trung sinh, ông đoán định rằng những chiếc răng này phải có lịch sử đến mấy triệu năm rồi.

Những chiếc răng đó không phải là những loại xương lớn đầu tiên mà Mantell phát hiện ra, nhưng nó lại khiến cho người ta đau đầu không giải thích nổi. Thế là Mantell mang chúng đến chỗ nhà tự nhiên học nổi tiếng ở Pháp là Charve Cuvier cho rằng những chiếc răng này là của loài động vật bình thường giống như loài tê giác và Mantell đã gác những chiếc răng đó sang một bên, không để ý đến chúng nữa.

Năm 1822, Mantell phát hiện ra răng của loài cự đà (iguana) và thấy những chiếc răng đó giống hệt như những chiếc răng vợ ông tìm thấy 13 năm trước, có điều nó nhỏ hơn nhiều. Mantell lại đem kết hợp với những mảnh xương lớn khác cùng được phát hiện ra ở khu vực đó và ông tuyên bố mình đã phát hiện ra một loài động vật bò sát khổng lồ, ông đặt tên cho nó là iguanodo (thằn lằng răng giông), (iguanodo có nghĩa là “răng của cự đà”). Và đến năm 1824, ông đã nhanh chóng công bố phát hiện này của mình.

Cũng cùng thời gian đó, giáo sư William Bucklaand thuộc trường đại học Oxford Anh là người thường xuyên tiến hành thu thập các hóa thạch tại vùng Stonesfield ở Anh. Trong một lần ra ngoài vào năm 1822, ông phát hiện ra phần ngạc dưới và xương đùi của một loài động vật to lớn thời cổ đại. Kết quả đã chứng minh rằng những hóa thạch đó và phát hiện của Robert Plot 150 năm trước đều thuộc cùng một loài động vật, chỉ có điều khi đó ông ta không xác nhận mà thôi.

Căn cứ vào những mảng xương đó, Buckland nhận định loại quái vật này là một loài động vật ăn thịt có hai chân. Quan sát từ khung xương, Buckland tuyên bố nó thuộc nhóm động vật bò sát và ông đặt tên cho nó là megalosaus (loài thằn lằn khổng lồ). Năm 1824, ông đã phát biểu luận văn của mình về nhóm động vật này.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox