VỆ TINH SAO MỘC
- Nội dung phát hiện: ngoài trái đất ra, các hành tinh khác cũng có vệ tinh của nó.
- Người phát hiện: Galileo Galilei.
Tại sao phát hiện ra vệ tinh sao Mộc lại có trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?
Galileo đã phát hiện ra vệ tinh của các hành tinh khám phá này của ông làm sâu sắc hơn những lý giải của con người về vũ trụ. Chính ông đã chế tạo ra kính viễn vọng và tiến hành nghiên cứu một cách tỉ mỉ các hành tinh, ông đã mở đường cho ngành thiên văn học hiện đại. Đây là những phát hiện thiên văn đầu tiên trong lịch sử sử dụng kính viễn vọng.
Galileo tập trung quan sát những thiên thể trong bầu trời đêm, ông chỉ ra rằng không chỉ mỗi trái đất có vệ tinh mà các hành tinh khác cũng có vệ tinh của nó; chứng minh tính chính xác trong lý luận “mặt trời là trung tâm của vũ trụ” của Copernis.
Chỉ với chiếc kính viễn vọng đơn giản của mình Galileo đã một mình nghiên cứu và mang lại cho chúng ta những lý giải chính xác về hệ mặt trời, các hành tinh và vũ trụ bao la. Kính viễn vọng của ông ra đời đã mang đến cho con người bức tranh chân thực về vũ trụ mà trước đó chưa mấy ai nhìn thấy, làm sâu sắc thêm sự nhận thức của con người về vũ trụ.
Vệ tinh của sao Mộc đã được phát hiện ra như thế nào?
Phát hiện này được hình thành trên cơ sở phát minh ra kính viễn vọng. Cuối năm 1608, lần đầu tiên Galileo tiếp xúc với kính viễn vọng, ông lập tức nghĩ rằng kính viễn vọng là công cụ rất cần thiết cho các nhà thiên văn học, nhất là những loại có độ phóng cao. Cuối năm 1069, Galileo chế tạo ra một chiếc kính viễn vọng gồm hai thấu kính với độ phóng to gấp 40 lần, đây là chiếc kính viễn vọng đầu tiên được sử dụng trong lĩnh vực thiên văn học.
Galileo đọc được lý luận miêu tả quỹ đạo vận động của các hành tinh trong một bài luận văn của Johannes Kepler, ông tin vào lý luận của nhà thiên văn học Ba Lan Nicolaus, cho rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Nhưng những người tin theo lý luận này của Copernic đã rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, cũng chỉ vì ủng hộ lý luận này mà Friar Giordano Bruno đã bị thiêu sống trên giàn lửa. Galileo quyết định sử dụng kính viễn vọng mới để quan sát và phác họa ra biểu đồ chi tiết sự vận động của các hành tinh, nhằm chứng minh tính chính xác trong lý luận của Copernic.
Trước tiên, Galileo sử dụng kính viễn vọng để quan sát mặt trăng. Ông đã nhìn thấy rõ ràng những dãy núi cao, những hốc núi nhấp nhô, những đường viền lởm chởm trên bề mặt của mặt trăng, giống như những đường răng trên một chiếc lưỡi cưa vậy. Những gì mà Galileo quan sát được khác xa với những miêu tả về mặt trăng phẳng nhẵn của Aristotle và Ptolemy. Thế nhưng các giáo chủ có thế lực, các giáo sư trong các trường đại học cùng các nhà khoa học châu Âu lại thủy chung tin tưởng vào lý luận của Aristotle và Ptolemy.
Qua một đêm quan sát bề mặt của mặt trăng Galileo càng có thêm căn cứ để chứng minh những sai lầm trong lý luận của Aristotle. Trước đó, cũng vì phát hiện ra định luật rơi tự do trái người với lý luận của Aristotle mà Galileo đã bị sa thải khỏi trường Pisa.
Galileo tiếp tục tiến hành quan sát một mục tiêu lớn hơn, đó là sao Mộc. Bằng kính viễn vọng của mình, Galileo đã quan sát thấy một khoảng không bầu trời mà trước đó con người chưa từng nhìn thấy, ông đã quan sát sao Mộc một cách rõ nét. Điều khiến Galileo bất ngờ chính là ông đã phát hiện ra một vài vệ tinh đang chuyển động xoay quanh sao Mộc. Aristotle đã từng phát biểu(cúng là quan điểm của tất cả các nhà khoa học thời bấy giờ): trong vũ trụ chỉ duy nhất có một trái đất mới có vệ tinh. Vài ngày sau đó, Galileo phát hiện ra có bốn vệ tinh xoay quanh sao Mộc, và đây là những vệ tinh đầu tiên được phát hiện ra ngoài trái đất.
Một lần nữa, Galileo lại chứng minh sự sai lầm trong lý luận của Aristotle.
Thế nhưng những quan niệm cũ không dễ dàng bị xóa đi trong một sớm một chiều. Năm 1616, Giáo hội Thiên chúa ra lệnh cấm Galileo giảng dạy và truyền bá lý luận của Copernic. Rất nhiều kẻ cầm đầu của giáo hội cự tuyệt với phương pháp dùng kính viễn vọng để quan sát bầu trời, thậm chí chúng còn coi đó là trò ma thuật, cho rằng những vệ tinh đó chỉ tồn tại trong kính viễn vọng mà thôi.
Galileo bất chấp sự cảnh cáo của giáo hội, sau đó ông bị hội đồng tôn giáo triệu đến La Mã và chịu nhiều hình phạt. Ông bị ép phải từ bỏ tất cả quan điểm và phát hiện của mình và phải lãnh mức án tù chung thân. Năm 1640, Galileo qua đời, trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, ông chỉ một mực khẳng định phát hiện của mình là đúng mà không nói thêm gì. Tháng 10 năm 1992, sau quãng thời gian suốt 376 năm, giáo hội La Mã mới rửa sạch oan ức của Galileo và công nhận phát hiện của ông là chính xác.