Chủ Nhật, tháng 6 03, 2012

Khám phá số 7

HỆ THỒNG TUẦN HOÀN CƠ THỂ NGƯỜI

- Thời gian phát hiện: năm 1628
- Nội dung phát hiện: động mạch, tĩnh mạch, tim và phổi hình thành nên một hệ thống tuần hoàn độc lập và hoàn chỉnh.
- Người phát hiện: Wiliam Harvey.

Tại sao phát hiện ra hệ thống tuần hoàn cơ thể người lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

Hệ thống tuần hoàn là hệ thống quan trọng nhất trong cơ thể con người. Nhưng 400 năm trước đây, người ta vẫn chưa hiểu được hệ thống này, thậm chí có không ít người cho rằng những tiếng đập trong lồng ngực là tiếng nói của lương tri muốn thể hiện ra cho người khác thấy. Đa số họ cho rằng máu là do tim sinh ra và bị tiêu hao do vận động cớ bắp, một số còn tin rằng trong động mạch chứa đầy không khí.

Wilian Harvey đã khám phá ra những chức năng thực chất của các cơ quan chính(tim, phổi, động mạch và tĩnh mạch) trong hệ thống tuần hoàn, ông là người đầu tiên vẽ ra một cách chính xác và đầy đủ biểu đồ tuần hoàn máu. Harvey lần đầu tiên vận dụng phương pháp. Khoa học vào trong lĩnh vực sinh học, ông được coi là tấm gương của các nhà khoa học. Tác phẩm ra đời năm 1628 của Harvey là mở đầu của sinh lý học hiện đại.

Hệ thống tuần hoàn cơ thể người đã được khám phá ra như thế nào?

Cho đến thế kỷ XVI, giới y học một mực tôn sùng lý luận của nhà sinh học cổ Hy Lạp và Galen. Galen cho rằng thức ăn đưa vào cơ thể rồi chuyển hóa thành máu ở trong tim, sau đó máu sẽ chuyển thành năng lượng của cơ thể. Phần lớn các bác sĩ đều tán đồng quan điểm của Galen cho rằng: Máu lưu thông trong tĩnh mạch và máu lưu thông trong động mạch là riêng biệt, không liên quan gì đến nhau.

William Harvey sinh năm 1578 tại nước Anh, ông theo y học tại Cambride, sau đó ông được mời đến học và nghiên cứu tại trung tâm y học nổi tiếng của châu Âu – đại học Padua của Italia.

Năm 1602, Harvey tốt nghiệp trở về quê hương, Tại đây ông đã kết hôn với con gái của một ngự y trong cung điện nữ hoàng Elizabeth và được cử làm ngự y trong cung điện của vua Jame đệ nhất. Năm 1618, Harvey lại được cử làm thầy thuốc riêng của vua Charles đệ nhất.

Trong thời gian phục vụ đức vua, Harvey đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên cơ thể người và động vật. Qua quá trình giải phẫu, ông phát hiện ra một loạt các van dẹt trong tĩnh mạch. Harvey không phải là người đầu tiên tìm ra những van dẹt này nhưng ông lại là người đầu tiên khám phá ra những chức năng của chúng. Ông phát hiện ra những van này luôn có tác dụng dẫn máu lưu thông về tim, máu trong các tĩnh mạch chỉ chảy về tim từ cánh tay, chân và phần sau não.

Harvey bắt đầu tiến hành thí nghiệm trên động vật, ông ấn chặt một dây động mạch, tĩnh mạch và tiến hành quan sát phản ứng của chúng. Có khi ông ấn chặt động mạch sau đó thả ra để quan sát lượng máu trong đó sẽ chảy theo hướng nào, rồi tiến hành tương tự đối với tĩnh mạch. Có khi ông cũng đồng thời tiến hành ấn chặt và nhả ra đối với cả động mạch và tĩnh mạch đều có liên quan đến nhau, máu luôn lưu thông từ động mạch sang tĩnh mạch.

Harvey chuyển sang nghiên cứu tim, ông nhận ra tim cũng hoạt động giống như các cơ, tim thúc đẩy máu lưu thông đến phổi và động mạch. Qua quan sát sự lưu thông máu, ông phát hiện ra máu trong cơ thể người cũng giống như ở nhiều loài động vật, máu trong cơ thể người không hề bị tiêu hao mà nó tuần hoàn liên tục trong hệ thống tuần hoàn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đến năm 1625, Harvey cơ bản đã khám phá ra đầy đủ về hệ thống tuần hoàn trong cơ thể con người, nhưng ông lại vấp phải hai vấn đề khó khăn. Thứ nhất, tuy bằng thực nghiệm ông đã phát hiện ra máu luôn lưu thông từ động mạch sang tĩnh mạch nhưng ông lại không có cách nào tìm ra được đường dẫn máu từ động mạch đến tĩnh mạch. (Harvey không có kính hiểm vi, do đó ông không thể nhìn thấy được các mao mạch nhỏ li ti. Cho đến năm 1670, sau khi Harvey qua đời được 13 năm, Malpighi người Italia mới sử dụng kính hiểm vi và phát hiện ra được những mao mạch, lý luận hệ thống tuần hoàn cơ thể người cũng nhờ đó mà đã được hoàn thiện).

Vấn đề khó khăn thứ hai, Harvey lo lắng nếu như chỉ ra tim chỉ có tác dụng bơm máu đến cơ bắp chứ không hề tồn tại linh hồn hay lương tri thì ông sẽ phải chịu sự lên án của dân chúng và giáo hội, ông cũng lo rằng mình sẽ mất đi công việc trong hoàng cung. Năm 1628, Harvey tìm đến một nhà xuất bản ở Đức, ông cho xuất bản phát hiện của mình(vẻn vẹn chỉ có 72 trang). Để tránh không cho người Anh đọc hiểu được tác phẩm này, ông đã sử dụng chữ La tinh (ngôn ngữ khoa học) khi xuất bản.

Tin tức Harvey xuất bản sách đã lan rộng khắp châu Âu, uy tín của ông cũng từ đó bị ảnh hưởng. Rất nhiều bệnh nhân vô cùng bất ngờ về kết quả nghiên cứu của Harvey, họ không đến tìm ông để chữa bệnh nữa. Nhưng nghiên cứu của Harvey là vô cùng chính xác, năm 1650, tác phẩm của ông đã trở thành tài liệu giảng dạy và được đông đảo mọi người công nhận.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox