Thứ Ba, tháng 9 18, 2012

Bài học cho những nhà tiên tri

Thị trấn Skôplê (Nam Tư) một chiều mùa hè năm 1963… Cảnh sống thanh bình đang diễn ra như mọi chiều khác. Những quán cà phê đông chật đám khách hàng quen hay la cà, ngồi nhấm nháp ly rượu trước giờ cơm tối, vừa nghe nhạc êm dịu vừa tán chuyện phiếm. Mấy cửa hiệu bách hóa đã lên đèn, cho những bà nội trợ vội vã còn kịp chọn vài món hàng cần thiết cho bữa sớm mai. Còn ở nhà hát trung tâm, người ta đang tíu tít chuẩn bị cho một buổi trình diễn đặc sắc của vũ đoàn vũ kịch từ thành phố về.

Không ai ngờ đến một biến cố sắp xảy ra…

Chỉ có riêng người bảo vệ công viên Poosoocchiê là cảm thấy một cái gì khác thường. Từ sáng sớm, không hiểu sao, đám thú rừng làm cảnh trong công viên tỏ vẻ nhớn nhác. Chúng không thiết đến cả ăn nữa, cứ thi nhau gào lên những tiếng thảm thiết, và nhảy chồm chồm như định phá hàng rào ra ngoài.

Đến tối, căn bệnh quái gở dường như đã lây lan sang cả các vật nuôi trong nhà. Những chú mèo vốn hiền lành, chợt nhảy vút lên mái nhà, xù lông, cong đuôi, rú lên từng hồi. Vài con bò từ đầu chẳng hiểu lồng chạy trên đường phố, va chạm lung tung vào những xe cộ, bảng chỉ đường. Rồi chim chóc xáo xác xuất hiện từng đàn, bay nhanh về phía nam.

Hình như tất cả những con vật, bằng tiếng nói riêng của chúng, đang muốn báo trước cho người dân Skôplê điều gì mà họ đâu thèm để ý tới. Vài người ngó nhìn qua cửa sổ, bàn tán vài câu, rồi ai ai việc nào lại việc ấy…

Đến khi hiểu ra thì than ôi, đã quá muộn! Năm giờ sáng ngày 26 tháng 7 năm 1963, giữa lúc cả thị trấn bé nhỏ còn đang yên giấc, đất bỗng chuyển mình, nhô lên rồi lại hạ xuống như mặt viển đang cơn giông bão. Cả những đồ chơi bằng giấy. Những khe đất hở hoác như miệng những con quái vật khổng lồ, phun lên từng sóng lửa thiêu cháy tất cả những gì còn lại. Chỉ sau có 17 phút thôi, cả thị trấn chỉ còn là đống gạch vụn, chôn vùi lên 1.500 con người bất hạnh, vì đã quá vô tình làm ngơ trước những điều cảnh báo của tự nhiên.

Hiện tượng những con vật có thể tiên đoán những tai họa không phải chỉ xảy ra có một lần ở Skôplê. Trong nhiều trường hợp khác động đất ở Angiêri, ở Nhật Bản, ở Chi Lê… núi lửa phun ở Peeeerru, Kamchátca, Hy Lạp… sóng thần ở Banla Đét, Thái Bình Dương, v.v… người ta đều ghi nhận được những hoạt động khác thường của những giống vật như mèo, chó, bò, ngựa, chim, rắn, thú rừng… Đặc biệt là rắn. Có một lần động đất ở Chi Lê, mà từ hai ba ngày trước người ta đã thấy hàng đàn rắn xuất hiện trên đường phố. Chúng lao cả vào người và xe cộ; nhưng không còn vẻ gì hung dữ thường lệ, mà chỉ nháo nhào chạy trốn.

Điều nhận xét chung của những nhà nghiên cứu, là khi tìm khiếm trong tro tàn của những vụ động đất hay núi lửa, họa hoằn lắm mới có xác của những giống vật vừa kể. Cách đây không lâu, những nhà khảo cổ đã tìm ra di tích của thành phố cổ Poompei bên bờ Địa Trung Hải, bị chôn vùi trong dòng phun thạch của núi lửa Vêduyvơ… Khi khai quật lên, nhiều cảnh sinh hoạt còn giữ được hầu như nguyên vẹn. Có những gia đình đang trong tư thế ngồi ăn, và trên bàn của họ còn thấy cả bánh mì và thức ăn. Có người ở tư thế đang chạy, đang đi trên đường phố. Ở một nhà tắm, còn cả những người đang ngâm mình trong bồn nước… Rõ ràng là làn sóng lửa đã ập đến bất chợt. Khiến cho họ không còn kịp chạy trốn hay đối phó… Nhưng điều ký lạ nhất là trong những di tích được tro núi lửa giữ gìn nguyên vẹn ấy, không hề có một con vật hoang dại hay chăn nuôi. Linh tính nào đã báo cho chúng biết trước tai họa mà chạy trốn, trong khi con người thông minh, uyên bác thì lại hoàn toàn bất ngờ?

Giờ đây, thì không ai còn nghi ngờ về khả năng tiên tri của giống vật trước các tai họa thiên nhiên như động đất, núi lửa phun, nước dâng, sóng thần và cả thời tiết hàng ngày. Thế mà trong khi đó, con người phải hứng chịu không biết bao nhiêu thiệt hại hàng năm, chỉ vì không biết sự báo, hoặc dự báo không chính xác.

Hãy nói riêng về dự báo thời tiết. Khoa dự báo thời tiết có lẽ là một trong những khoa học ra đời sớm nhất, vì nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Từ những thời xa xưa, những tu sĩ, đạo sĩ, đã biết nắm lấy thuật dự báo thời tiết, để làm phương tiện chinh phục lòng tin của mọi người. Trong các ca dao, tục ngữ cổ, cô số điều dựa vào nhận xét qua những mối quan hệ tự nhiên để đoán trước thời tiết sẽ xảy ra…

Từ một thế kỷ trơ lại đây, ngành khí tượng đã có tổ chức toàn thế giới, phối hợp những hoạt động dự báo thời tiết. Nhưng vấn đề không phải đơn giản, và những nhà dự báo vẫn thường hay bị chế nhạo là “thiên binh thiên tướng”. Chỉ cần nêu lên một chi tiết sau đây để thấy rằng sự sai lầm trong dự báo thời tiết không phải lỗi của họ; khí quyển là một đại dương vô hình, trong đó các mối liên hệ rất khó xác định. Thời tiết một nơi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà với những phương tiện quan sát hiện nay của con người không thể bao quát được hết…
nguồn: vnschool.net
Mục lục
Xem tiếp:  Bài học cho những nhà tiên tri (tt)
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox