Thứ Ba, tháng 9 18, 2012

Bài học cho những nhà tiên tri (tt)

Cho nên, trong thời đại nguyên tử chinh phục vũ trụ hiện nay, những tai họa thời tiết vẫn không ngừng là niềm lo lắng của con người. Hàng năm, có không ít hơn 200 con tàu đắm, kéo theo hàng ngàn người thiệt và hàng trăm vạn tấn hàng hóa. Sự thiệt hại đối với mùa màng thu hoạch, do những thiên tai, cũng ước tới 1/3 tổng sản lượng, đủ để nuôi sống hàng tỷ người . Ngoài ra thì những tai ương thời tiết còn trực tiếp phá hoại công trình xây dựng, gây lũ lụt, dịch bệnh… Tất cả chỉ vì phương pháp dự báo thời tiết theo khoa học hiện nay, mới đạt độ chính xác chừng 60 – 70 phần trăm!

Tai họa về thời tiết còn chưa thấm vào đâu với các tai họa động đất. Trận động đất tháng 2 năm 1960 ở Marốc đã khiến cho 15 ngàn người chết và cả một thành phố bị chôn vùi. Trận động đất ở Tookyô (Nhật) năm 1923 kéo dài 2 ngày, làm chết 143 ngàn người và tàn phá 1 vạn ngôi nhà. Theo số liệu của UNESCO trung bình mỗi năm có chừng 20 vụ động đất lớn xảy ra, gây thiệt hại chừng 1 tỷ đô la và làm chết 14 ngàn người. Nhà bác học Liên Xô Mussơketốp còn tính rằng, từ đầu thế kỷ thôi, con số thiệt hại về động đất lên tới gần 2 triệu người và 50 tỷ đôla theo giá hiện nay…

Thế mà việc dự báo động đất còn tệ hại hơn cả dự báo thời tiết. Cho đến nay, còn chưa có một phương pháp khoa học nào cho phép dự báo động đất cả. Các máy địa chấn, ghi lại được những rung động rất nhỏ của lớp vỏ trái đất, thật ra chỉ là ghi lại những vụ động đất khi đã xảy ra rồi mà thôi…

Về tai họa núi lửa, thì sự khủng khiếp cũng không kém so với động đất. Trung vụ núi nửa Kratatao phun lửa ngày 28 tháng 8 năm 1883, cả một nửa hòn đảo bị tung lên trời tới độ cao 30km, tro bụi còn tạo thành những đám mây bay vòng quanh trái đất. Bốn vạn người đã chết và mất tích. Vụ núi lửa Mông Pêlê ngày 8 tháng 5 năm 1902 chôn vùi cả thành phố Xanh Pie khiến cho 3 vạn người chết. Hiện nay, người ta đang biết có tới 500 núi lửa hoạt động, có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Phần lớn các núi lửa tập trung trong khu vực gọi là “Vòng lửa” chạy vòng quanh các bờ biển và hải đảo Thái Bình Dương..

Hệ quả của động đất, núi lửa và cả của bão, còn phải kể đến nạn nước dâng, hay sóng thần, mà sức phá hoại cũng thật ghê gớm. Sóng thần liên quan với động đất năm 1960 ở Chi Lê đã truyền đi xa tới 17 ngàn kilômét, tới tận Nhật Bản, các đảo Thái Bình Dương, Tận Tây Lan và Úc Châu. Ở Nhật Bản, sóng dâng cao đến 6 mét. Hàng chục vạn người, hàng trăm ngôi nhà đã bị dìm dâu dưới nước và cuốn trôi ra biển. Những con tàu biển trọng tải 2 – 3 ngàn tấn bị đẩy sâu vào đất liền mấy chục kilômét.

Sóng do cơn bão Vê ra năm 1959 đã dìm ngập thành phố Nahôia (một thành phố 2 triệu dân ở Nhật) dưới 4.5 mét nước. Mực nước duy trì trong 10 ngày mới rút làm chết 6 ngàn người, phá hủy 400 tàu, 1.850 nhịp cầu và làm một triệu rưỡi người không có nhà ở…

Rõ ràng là vị sự sống còn của mình, con người phải tìm học bài học tiên tri ở những loài vật mà trình độ hiểu biết của con người còn xa mới kịp.

Thế thì bí quyết của chúng ta là ở chỗ nào ?

Trước đây, người ta cho rằng ở loài vật, có những trực quan nhạy bén đối với các biến đổi vật lý khí quyển như nhiệt độ, độ ẩm, điện trường, v.v…

Trường hợp con chuồn chuồn chẳng hạn. Trong dân gian vẫn thường có câu:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mua,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.

Có thể là bộ cánh của chuồn chuồn có khả năng giữ ẩm trong không khí. Khi độ ẩm cao, hơi nước đọng nhiều trên cánh khiến con vật bị nặng cánh, chỉ bay là là dưới thấp. Còn khi trời nắng, không khí khô, chuồn chuồn nhẹ cánh, có thể bay cao. Còn một cách giải thích nữa là khi độ ẩm cao, những con muỗi, mồi săn của chuồn chuồn hoạt động ở thấp, khiến chuồn chuồn phải theo xuống. Khi trời khô thì ngược lại…

Nhưng trong thực tế, sự lên xuống của độ ẩm không khí đâu có phải nguyên nhân duy nhất gây ra biến đổi thời tiết. Những nhà khí tượng đều biết rất rõ là, trời mua hay trời nắng còn do nhiều nguyên nhân khác chi phối, không chỉ riêng tại chỗ mà còn quan hệ với cả những điều kiện trên cao, với đặc điểm gió, v.v… Vả lại, nếu chỉ cần đo độ ẩm thôi, thì thiếu gì phương tiện có thể giúp cho con người xác định rất chính xác, tinh vi gấp nhiều lần bộ cánh chuồn chuồn hay bộ da cóc ! Thế mà, đâu có dựa được vào đó mà dự đoán thời tiết.

Tới đây, ta có thể nhớ lại một giai thoại về Niutơn. Nhà bác học vĩ đại này một bữa dạo chơi về miền quê. Đang lúc đẹp trời, ông còn muốn đi xa hơn nữa, thì một cụ già chăn cừu ngăn lại, khuyên nên trở về.

- Trời sắp mưa lớn. Bầy cừu đã nói cho tôi biết trước.

Nhà bác học rất đỗi ngạc nhiên, khi thấy trời hoàn toàn chưa có một triệu chứng gì báo trước thay đổi. Nhưng quả nhiên, chỉ mấy giờ sau, gió bỗng chuyển hướng. Một cơn mưa chưa từng thấy ập tới, khiến nhà bác học bị cảm lạnh.

Trở về nhà, Niutơn suy nghĩ, cho rằng ông lão đã căn cứ vào lông của cừu để đoán trước cơn mưa. Ông bèn thử thí nghiệm với một mớ lông cừu trong phòng thí nghiệm, hàng ngày cân đo rất chính xác để xác định sự thay đổi độ ẩm trong đó. Song lạ thay, sự tăng giảm trọng lượng (do lông cừu hút ẩm nhiều hay ít) hình như không liên quan gì đến thời tiết cả. Trong khi đó dự báo của cụ già chăn cừu vẫn đúng, vì căn cứ trên những biểu hiện ở con vật sống. Phải chăng con lông cừu đã mất ứng nghiệm khi tách rời khỏi con vật?

Gần đây, người ta cũng thực hiện một thí nghiệm khác. Trong một phòng thí nghiệm, trang bị đầy đủ mọi dụng cụ chính xác, cho phép theo dõi chặt chẽ các biến đổi của trạng thái vật lý khí quyển. Đồng thời, cũng quan sát phản ứng của nhiều giống vật như chuồn chuồn, cóc, ong, kiến, chim, chó, v.v… Kết quả đáng ngạc nhiên, là nhiều khi chưa hề thấy những dấu hiệu gì ghi được bằng máy móc, thì đã thấy những dấu hiệu gì ghi được bằng máy móc, thì đã thấy những phản ứng trong số các loài vật thí nghiệm rồi. Ngược lại, nhiều trường hợp thấy có biến đổi về nhiệt độ, độ ẩm, điện trường khá rõ ràng, thì loại vật lại hoạt động bình thường. Nghĩa là, độ ẩm hay nhiệt độ, điện trường có thể chỉ nói lên mối liên hệ bề ngoài. Còn thực chất của cảm ứng dự báo ở đâu, đó còn là điều cần tiếp tục nghiên cứu…

Đi sâu vào một số loại vật có những khả năng đặc biệt dự đoán thời tiết, người ta chú ý đến con sứa biển. Theo nhận xét của các nhà chuyên môn, thì con vật này có khả năng biết trước bão từ rất xa. Trong những trường hợp nguy biến, chúng đều kịp thời trốn được vào những nơi an toàn.

Nghiên cứu kỹ, thì thấy giống vật này có một cơ quan cảm âm rất tinh vi, nó có thể tiếp nhận những âm thanh tần số thấp chỉ 8 – 13 héc, mà tai người không thấy được. Đặc biệt, là “Ngoại âm” có thể truyền đi rất nhanh trong môi trường nước, khiến cho sứa “nghe” được bão từ rất sớm.

“Tai” ngoại âm của loài sứa có cấu trúc độc đáo, gồm một ăngten, đầu là một cần đựng chất lỏng, bao quanh bởi các đầu dây thần kinh. Khi bão di chuyển, “bước đi” của nó được báo hiệu bằng những ngoại âm. Nhận biết qua cường độ và hướng truyền tới của tín hiệu, con vật phán đoán được trạng thái và thời gian bão tới để kịp thời tìm nơi ẩn náu.

Các nhà lý sinh học ở trường đại học Lômônôxốp đã phỏng theo cấu trúc của tai sứa biển để tạo một máy dò, ngoại âm. Vì không chỉ riêng bão, mà cả các hệ thống thời tiết khác như mưa, dông, xoáy lốc khi chuyển dịch cũng phát ra ngoại âm truyền đi được rất xa trong không khí, nên máy dò “sứa biển” cũng cho biết được cả những trường hợp thay đổi thời tiết trước khi có những triệu chứng tại chỗ.

Liên hệ với phát hiện nay, những nhà y – sinh học cho rằng rất có nhiều khả năng, ngoại âm chính là “thủ phạm” gây ra những cơn đau dội ở những người bị bệnh thấp mãn tính, khiến cho cơ thể họ trở thành một bộ máy dự báo thời tiết. Giả thuyết này giải thích vì sao mà cảm ứng có thể xảy ra từ rất lâu trước khi có những thay đổi về trạng thái khí quyển.

Người ta cũng chú ý đến một giống vật tiên tri khác là giống cá vằn, thường được nuôi làm cảnh. Cá này vào những ngày đẹp trời, nằm ẩn dưới đấy bể cá, bất động như những mầu hóa thạch trong bảo tàng động vật vậy. Bỗng nhiên, chúng như tỉnh giấc, vươn dài thân mình, lượn lờ bên thành bể. Chẳng bao lâu, người ta đã thấy mây kéo đầy trời. Rồi cá cựa quậy, vùng vẫy càng mau hơn, bơi lên lặn xuống, ngoắt phải ngoắt trái… Chỉ một lát nữa thôi, những giọt mưa bắt đầu lắc rắc… Người ta đã nghiệm thấy rằng, gần như một trăm phần trăm trường hợp, cá dự báo đều đúng. Trong khi những nhà khí tượng nhầm lẫn tới 30 phần trăm… Nhiều loại cá khác như cá trạch, cá đuôi cờ, v.v… cũng có những khả năng báo trước thời tiết rất tốt. Ngay cả những lúc có biến chuyển đôi chút, chúng cũng nhận biết được. Những người chài lưới Nhật Bản đã thường quen mang theo trên thuyền của họ một bể cá cảnh nhiều loại, thay cho những phong vũ biểu để đoán thời tiết. Bằng kinh nghiệm, người t6a có thể lập ra cả một bảng đối chiến khá tỉ mỉ, cho biết rõ từng hoạt động của cá ứng với sự biến chuyển thời tiết như thế nào và trong vòng bao lâu.

Theo kết quả khảo sát của nhiều nhà nghiên cứu, thì điều bí mật nằm trong… bong bóng của loài cá. Thông thường bong bóng làm nhiệm vụ điều hòa thủy tỉnh, giúp cho con vật có thể thăng bằng ở bất kỳ độ sâu nào. Nhưng ở những con “cá báo bão”, bong bóng chính là một thứ áp kế cực nhạy, cho phép ghi nhận những dao động cực nhỏ, mà còn người không cảm thấy được. Đó chính là những thông tin tiêu biểu của các biến chuyển thời tiết.

Tài đoán trước thời tiết cũng thấy cả ở loài tôm, và ếch nhái nói chung. Cổ tích của ta gán cho chú Cóc là “cậu ông trời” một cách rất mẫn cán. Khi trời khô ráo, ếch nhái chúi xuống nước; khi trời chuyển xấu, chũng nhảy lên cạn, đó là điềm có mưa. Ếch nhái kêu ộp oạp buổi chiều, trời sẽ tốt. Còn nếu ếch nhái nằm mấp mé nước, thò mõm lên trên, chiều trời đang xấu đi, v.v…

Khả năng dự báo thời tiết ở loài chim cũng rất tinh vi. Có lẽ không có gì là khó hiểu, nếu như giống vật thường xuyên tiếp xúc với thời tiết này trải qua bao thế hệ đã tích lũy những kinh nghiệm và nhạy cảm với mọi biến chuyển từ xa. Những con chim gì sừng, chim vàng anh, chim tu hú, v.v… đều là những nhà dự báo thiên tài cả. Chỉ cần nghe tiếng kêu, giọng hót của chúng, những người có kinh nghiệm dễ dàng đoán được chiều trời tốt xấu. Thường ít khi chúng sai lầm.
nguồn: vnschool.net
Mục lục
Xem tiếp:  Bài học cho những nhà tiên tri (tt)
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox