Dưới con mắt các thầy địa lý thời xưa, đất cũng có “huyệt”, có “mạnh”, có sống, chết hệt như một cơ thể sinh động. Họ cho rằng biết cách điều khiển những huyệt mạch đó, có thể chi phối cuộc sống con người vốn gắn chặt với lòng đất. Trong truyền thuyết Cao Biển, nhà địa lý này đã chẳng cho làm hàng vạn kim đồng “yểm” vào các huyệt mạch, để mong dân tộc ta không bao giờ quật cường lên được đó sao? Nhưng thực tế đã chứng tỏ, mưu đồ của họ hoàn toàn là không tưởng.
Trong câu chuyện cổ tích về Thủ Hườn, lòng đất được mô tả cũng có sống, có đò, có thành thị, chợ búa mà trong đó những người chết đã sống lại một cuộc sống thứ hai. Câu chuyện này về thực chất cũng chỉ là điều tưởng tượng từ đầu óc mê tín của người xưa, chứ không hề có căn cứ.
Nhà văn Giuylơ Vécnơ, từ trước đây 100 năm, là người đầu tiên mô tả cuộc viễn du trong lòng đất dựa trên những bằng chứng khoa học đã biết. Nhân vật trong truyện – giáo sư Lidenbrôc và đứa cháu của ông – tình cờ lọt vào trong miệng một núi lửa đã tắt, lần theo các đường hầm và lạc vào một thế giới kỳ lạ: Hai ông cháu tìm thấy những con sông, những biển cạn, những khu rừng bị chôn vùi, và cả những di tích của người vật thời tiền sử. Cuộc du lịch giả tưởng tuy vậy còn bị hạn chế rất nhiều, vì thời bấy giờ, những phương tiện để giúp con người chinh phục lòng đất còn quá ít ỏi và thiếu hiệu quả. Trong thực tế, những mũi khoan thăm dò mới chỉ đạt độ sâu vài ba kilômét, kỷ lục là 12-15 kilômét. Lợi dụng một vài vết nứt, hay khe vực, tầm mắt của con người có thể lọt tới độ sâu 11 – 12 kilômét ! Nhưng độ sâu còn quá nhỏ bé so với 6.300 km của bán kính trái đất. Một vài bằng chứng gián tiếp khác do chính thiên nhiên cung cấp, như những trận động đất, những vụ bùng nổ núi lửa, những dòng nước chảy từ lòng đất ra, và cả những vỉa đá lộ thiên hay rừng cây hoang dại, v.v… cũng bổ sung thêm cho con người một số kiến thức về lòng đất ở những nơi chưa có mùi khoan. Song, cũng giống như khi ta cầm trong tay một trái bưởi, mới ngắm một vài dấu vết bề ngoài đâu đã biết được bên trong có gì…
Tuy nhiên, nếu như con người còn chưa thực sự tiến sâu được vào lòng đất, thì khoa học kỹ thuật hiện đại vẫn có cách giúp cho họ “nghe” tiếng nói của đất.Có một câu tục ngữ nói rằng:
“Hòn đất mà biết nói năng,
Thì thấy địa lý hàm răng chẳng còn ”.
Nhưng với những nhà địa lý hiện nay, tiếng nói của lòng đất đã giúp họ khám phá mọi bí mật trong lòng đất, nhìn thấu vào tâm trái đất, làm sáng tỏ tất cả những gì mà thiên nhiên từ ngàn vạn năm nay bằng che giấu.
Các bạn hãy hình dung khi có một vụ nổ trong lòng đất. Những sóng âm thanh, cũng giống như ánh sáng, phát đi từ tâm nổ, xuyên qua các lớp đất và phản xạ lại khi va phỉa những tường chắn. Do đó, mà các sóng âm thanh truyền đi trong lòng đất bị biến dạng, đi nhanh hay, xuyên qua hay phản hồi trở lại… Một máy nghe đặc biệt đặt ở quanh nơi xảy ra vụ nổ sẽ cho phép ghi lại đường đi của những sóng đó, và suy ra cấu trúc, hình dạng, thành phần có những lớp đất đá ở những độ sâu hàng trăm kilômét.
Trong lực và từ trường, điện trường cũng là những tiếng nói khác. Trọng lực thay đổi theo cấu tạo của lớp đá, còn từ trường, điện trường liên tục hay gián đoạn, ổn định hay nhiễu loạn, đều “nói lên” các diễn biến trong lòng đất một cách chính xác như trước ngọn đèn dọi vậy !
Giờ đây, những nhà địa học có trong tay những “ống kính thần kỳ” giúp họ nhìn thấu cả vào tâm trái đất. Đó là những dụng cụ phóng xạ, những máy đo đạc trên vệ tinh nhân tạo bay vòng quanh trái đất. Kết hợp những kiến thức toán học, địa học, lý học, v.v… những thông tin thu được từ lòng đất đã xé tan màn bí mật dày đặc che phủ thế giới của “Diêm vương”.
Nào, bây giờ mời các bạn hãy cùng tham gia chuyến thăm lòng đất.
Chúng ta không cần phải học phép “xuyên sơn, độn thổ” của các nhân vật trong chuyện cổ tích, cũng không cần mạo hiểm vào miệng núi lửa như giáo sư Liđenbrốc và đứa cháu, mà chỉ cần một nhà địa chất dẫn đường là đủ.
Chặng đường đầu tiên chắc là rất thuận lợi, vì ta biết nó quá rõ ràng. Đó là lớp vỏ khoảng 40 – 50 kilômét bên ngoài trái đất, chiếm không đầy 1/100 bán kính và cũng ví như lớp vỏ xanh bọc ngoài quả bưởi.
Điều phát hiện đầu tiên là lớp vỏ này cấu tạo chủ yếu bởi hai chất Silic và Alumin, nên có tên chuyên môn là lớp Sial. Nói cho đúng, nó gồm khoảng 26 phần trăm Silic, 8 phần trăm nhôm, 6 phần trăm sắt, 5 phần trăm Magiê… Còn những chất khác như đồng, kiềm, vàng, bạc, thủy ngân… mà con người đang khai thác trong các hầm mỏ hiện nay chỉ “lọt” vào lớp vỏ đó một cách ngẫu nhiên, qua những biến động địa chất.
Tất nhiên là trên chặng đường này, còn đầy rẫy những chuyện lạ kỳ. Có núi, có sông, có biển nước ngầm, có hang động và “thành phố”… nhưng không phải của những linh hồn chết, mà của những sinh vật vi sinh vật đang sống thực. Người ta đã tính rằng, chỉ riêng trong lớp đất trồng trọt đã chứa tới 1,5 tỉ tấn các vật sống, chiếm khoảng 1/5 tổng khối lượng các cư dân của địa cầu. Ở độ sâu tới 4.500 mét, vẫn còn những vi khuẩn kỵ khí sống trong nước; sống, biển là những “túi” nước ngầm tích lại từ những thời xa xưa. Cảnh vật không đơn điệu, vì trải qua nhiều lần biến động địa chất, có những lớp “già” bên cạnh những lớp “đất trẻ”. Chẳng hạn, tuổi của những đá hoa cương vùng Điện Biên nước ta mới 250 triện năm, còn tuổi của đất đá vùng châu Phi tới 1.800 triệu năm.