Thứ Sáu, tháng 9 21, 2012

Chinh phục lòng đất (tt)

Tiếp tục cuộc hành trình xa hơn khỏi lớp Sial, ta tới vùng gọi là “lớp bao” bọc quanh nhân trái đất giống như cùi bưởi bọc quanh múi bưởi vậy. Bao này dày tới 2.900 kilômét. Điều đặc biệt ở đây là áp suất rất lớn, nhiệt độ rất cao. Ở giới hanj dưới của lớp bao, nhiệt độ tới 2.000 – 2.8000C và áp suất 1,4 triệu kilôgam trên mỗi m2 (gấp 1,4 triệu lần áp suất trên mặt đất). Trong tình trạng ấy, hiển nhiên không còn gì giữ được nguyên dạng: đá quặng bị nóng chảy thảnh một thứ keo đặc sệt.

Người ta phân biệt hai tầng của lớp bao: tầng trên cấu tạo chủ yếu bằng Silic và Magiê. Từng dưới, chứa toàn kim loại có giá trị như sắt, crôm, v.v… mà thỉnh thoảng một “giọt” bắn lên đã tạo nên những vùng mỏ mà con người đang khai thác.

Cảnh vật ở đây đã không còn phong phú như lớp vỏ ngoài của trái đất. Nhưng chính đó mới là kho vàng thật sự mà “Diêm vương ” còn giấu kín. Và giấc mơ của các nhà địa chất còn chưa hiểu đến bao giờ mới thực hiện được, là khai thác nguồn quặng vô tận này.

Chặng cuối của cuộc du lịch đi vào vùng nhân trái đất. Đây mới thực sự là lò lửa khủng khiếp: nhiệt độ tới khoảng 4.000 - 5.0000C và áp suất gần 4 triệu kilôgam trên một cm2, kiến cho một lít vật chất ở đây nặng tới 1042 kilôgam.

Trước đây không lâu, người ta còn cho rằng nhân trái đất toàn là sắt. Nhưng bây giờ, thì nguyên nhân của sự nhảy vọt về mật độ và tính chất của vật chất ở đây đã được giải thích bằng tác dụng lý hóa: tại đó, là một dạng vật chất đặc biệt gọi là “plátma”, gồm những nhân nguyên tử bị tước bỏ lớp vỏ điện tử. Còn nguyên nhân duy trì nhiệt độ cao thì vừa do tác dụng phân hủy phóng xạ trong suốt cuộc đời sống của địa cầu, vừa do kết quả bắn phá của các luồng hạt vũ trụ đã xuyên qua lớp vở ngoài của trái đất.

Chấm dứt cuộc hành trình qua xứ sở “Diêm Vương”, ta có thể nói thêm đến mối quan hệ giữa sự sống và lòng đất.

Có một câu chuyện cổ nói về chàng khổng lồ Ăngtê, con của Thần Biển và Thần Đất. Trong cuộc đọ sức với vị thần vô địch là Hêraclét, Ăngtê tỏ ra có sức mạnh phi thường. Hêraclét bèn dùng mưu nhấc bổng Ăngtê khỏi mặt đất, thế là chàng khổng lồ mất hết dũng khí. Chỉ mỗi khi bám được vào đất, Ăngtê mới được tiếp sức, khỏe lại, tiếp tục cuộc tranh hùng bất phân thắn đại.

Ăngtê chính là hình ảnh thần thoại của con người trên trái đất. Vì cuộc sống của họ quả thật phụ thuộc vào lòng đất. Đất cung cấp cho họ thức ăn, đồ mặc nguồn năng lượng cần thiết để chinh phục thiên nhiên, vật liệu để xây dựng nhà ở, chế tạo vật dụng và vũ khí. Con người chỉ vài thế kỷ mới đây, đã “lấy đi” của lòng đất chừng 50 tỉ tấn than đá, 2 tỉ tấn sắt, 80 triệu tấn đồng, 20 ngàn tấn vàng. Đất cũng “sản sinh” cho họ hàng năm khoảng 600 triệu tấn vật chất hữu cơ dùng làm thức ăn. Còn năng lượng từ những sản phẩm của lòng đất như dầu mỏ, than, khí đốt đang chiếm tới 80 phần trăm năng lượng tiêu dùn cho cả nhân loại.

Ngoài những mối quan hệ hiển nhiên như thế, còn nhiều quan hệ đáng gọi là huyền bí khác mà cho tới bây giờ người ta cũng chưa hẳn đã biết rõ. Chẳng hạn, hình như có mộ sự trùng hợp nào đó giữa hiện tượng núi lửa phun và những biến động bất thường của khí hậu trái đất. Như trong vài chục năm gần đây, một loạt núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng chục thế kỷ nay, chợt như “ thức dậy” phun lửa trở lại. Đồng thời, khí hậu trên mặt đất cũng có nhiều triệu chứng xấu đi: nhiều thiên tai dồn dập, những trận mưa lớn hay hạn hán khác thường, các cực băng phát triển và sa mạc thì mở rộng thêm.

Tại sao mà những hoạt động của lòng đất lại có thể ảnh hưởng đến khí quyển bao quanh và cả sự sống tên bề mặt địa cầu? Một luận thuyết cho rằng một quan hệ thuộc về điện từ trường. Những nhiễu động của dòng điện đất do sự chuyển dịch của những “chất núi lửa” không thể không kéo theo các rối loạn điện từ trường khí quyển, mà điều này có thể tác động trực tiếp đến các hiện tượng thời tiết, cũng như các chức năng sinh lý của người và vật.

Một bằng chứng của mối liên hệ nay còn thấy qua các vụ động đất. Chúng ta đều biết rằng động đất là hiện tượng “trượt” của các lớp vỏ trái đất, gây ra sụt lở, rạn nứt, làm rung chuyển cả một vùng rộng lớn, khoa học hiện nay còn chưa có cách gì biết trước được khi nào và nơi nào động đất xảy ra. Nhưng người ta lại nhận xét thấy, vài ngày trước khi động đất lớn nhiều giống vật như mèo, rắn, cá…. nháo nhác khác thường. Ở các hòn đảo trên Thái Bình Dương, còn có một thứ hò đặc biệt, chỉ xuất hiện và nở trước mỗi lần động đất (cảm ứng điện từ hay một loại tín hiệu khác) mà con người chưa biết. Một khi khám phá và điều khiển được đường dây liên hệ này, con người sẽ có khả năng đoán trước động đất và hoạt động núi lửa, tìm kiếm những nguồn quặng mỏ một cách dễ dàng, và còn tiên đoán được cả những biến đổi khí hậu.

Cuối cùng, một câu hỏi đặt ra là hiện con người có khả năng cải tạo lòng đất, điều khiển những quá trình địa chất hay không? Ta đã biết rằng, thiên nhiên đã phải bỏ ra hàng trục vạn, hàng triệu năm để tạo nên một lúi dầu, một vỉa quặng mà con người chỉ khai thác vài chục năm là hết. Nếu không có sự can thiệp đẩy nhanh những quá trình ấy, thì chẳng chóng thì chày, nguy cơ cạn sạch nguồn nguyên liệu và nhiên liệu cũng sẽ tới, và khi đó con người sẽ còn biết sống ra sao!

Một nhà bác học Liên Xô, giáo sư P.Muốcdaép đã thử trả lới câu hỏi đặt ra bằng một thí nghiệm. Ông suy luận rằng lưu huỳnh tạo thành trong các mỏ do công sức của một loại vi khuẩn. Vậy nếu hạ thấp mực nước ngầm, giảm bớt sự thặng dư ôxy và tạo thêm những điều kiện thuận lợi cho hoạt động vi khuẩn, thì có thể đẩy nhanh sự tạo thành các mỏ lưu huỳnh. Kết quả thí nghiện sau 100 ngày, P.Muốcdaép đã tạo ra một vỏ lưu huỳnh mới sinh chừng 200 ngàn tấn. Con số chưa phải lớn, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì như vậy là con người đã “làm” được ra mỏ.

Một ngành khoa học mới mẻ đã ra đời: ngành địa kỹ thuật – mở đầu cho những cuộc chinh phục lòng đất.

Một phương án khá hiện thực là lợi dụng sự có mặt của nước trong lòng đất. Dưới chân chúng ta, thường xuyên có khoảng 400 triệu km3 nước ngầm, trong đó hòa tan đủ loạt chất liệu mà con người cần đến. Nếu như đặt những điện cực sẽ làm nhiệm cụ phân tích các chất hòa tan tập trung vào một cách nhanh chóng. Khó khăn chỉ cón là có đủ năng lượng hay không để cung cấp cho những bình điện phân khổnng lồ này.

Nhà bác học G.Tômxơn lại vạch ra một kế hoạch khác. Biết rằng trong vùng kế cận những núi lửa, đầy rẫy những “ổ” mácma thiên nhiên, là tiền thân của những vỉa quặng trong lòng đất hiện nay, Tômxơn đặt vấn đề khơi những giếng sâu, và dẫn vào đó nước của cả một con sống. Hơi nước tạo thành ở nhiệt độ mácma lên gần mặt đất thành những vỉa quặng mới…

Với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật hiện nay, có thể tin rằng thế kỷ thứ 21 sẽ là thế kỷ của sự thực hiện những phương ánh như vậy, và con người sẽ thực hiện những phương án như vậy, và con người sẽ thực sự chinh phục lòng đất.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox