Thứ Tư, tháng 9 19, 2012

Chuyện thần thoại trong chiếc lá (tt)

Ta biết rằng, sự thiêu đốt các chất hữu cơ trong cơ thể diễn ra theo phản ứng.

CH2O - O2 → CO2 + H2O +112 kilôcalo.

Như vậy, thì trong lá cây phản ứng đã diễn ra theo chiều ngược lại. Cây xanh là bộ máy thiên nhiên kỳ diệu, thu lấy 112 kilôcalo trong ánh nắng mặt trời và sử dụng năng lượng đó để tạo thành phản ứng chuyển hóa vật chất.

Để thực hiện được điều đó, thiên nhiên đã phải mất hàng triệu năm thử nghiệm, chọn lựa để đi đầu tới hoàn chỉnh cấu chúc của chất xanh lá cây. Ta chỉ có thể hình dung cấu trúc ấy như một mạng điện tử, làm nhiệm vụ xúc tiến các phản ứng ngược chiều và từng bước nâng vật chất lên một dạng kết hợp ở mức năng lượng cao hơn, nối liền thế giới vô cơ của đất, đá, nước và không khí với thế giới hữu cơ trong thân, lá , quả, hạt… Phát minh đó hiện nay thiên nhiên còn đang giữ độc quyền, con người mới chỉ biết thừa hưởng những kết quả…

Tất nhiên, con người đã không bao giờ hài lòng với địa vị kém cỏi ấy. Từ hàng bao nhiêu năm nay, họ vẫn ôm hoài bão mở tung cánh cửa bí mật ấy, để tạo ra một phép mầu nhiệm làm thay đổi bộ mặt của thế giới.

Chắc các bạn đã không phải chỉ một lần đọc thấy ở đâu đó câu chuyện huyền thoại về chiếc mâm phù thủy, chỉ việc đọc một câu thần chú là hiện ra đầy ắp các thức ăn… Hay như trong truyện viễn tưởng của nhà văn Bêliaép “Bánh mì vĩnh cửu”, tác giả đã hình dung một nhà bác học thiên tài tìm được cách đoạt lấy bí quyết của tự nhiên. Ông đã chọn lọc được một thứ men kỳ lạ, có khả năng kết hợp từ không khí các chất liệu để tạo ra một thành phẩm gần giống như bánh mì. Cả thế giới đã náo động vì phát minh ấy. những nhà tư bản độc quyền vội tìm mọi thủ đoạn mua chuộc, lừa phỉnh… để tiêu hủy phát minh đi. Và cuối cùng, do lạm dụng những “của trời cho” ấy mà những tai họa đã xảy đến cho xã hội loài người, buộc họ phải từ bỏ ước vọng ngông cuồng và trả lại độc lập quyền cho Tạo hóa…

Tất nhiên, những chuyện tưởng tượng vẫn chỉ là… tưởng tượng. Cho tới thời đại tên lửa vũ trụ này, con người đã có thể vươn tới những vì sao, nhưng còn chưa đi vào được những bí mật của chiếc lá.

Thế mà, ai cũng biết rằng, vấn đề thức ăn xưa nay vấn là điều quan tâm, lo lắng nhất của mọi thế hệ con người. Nguy cơ thiếu ăn luôn luôn đe dọa họ, từ những thời thượng cổ, và họ phải khó khăn vất vả lắm mới nâng cao dần dần được nền sản xuất.

Thế mà, việc tăng năng suất đồng ruộng chính là tăng hiệu lực của bộ máy quan hợp của cây xanh. Làm thế nào để cải tiến một hệ thống máy tinh vi, khi ta còn chưa có được một sơ đồ giản đơn nhất của máy? Tất cả chỉ mới là những bước đi mò mẫm. Từ cuộc cách mạng phân bón ở thể kỷ 17 – 18 khi bắt đầu có phân hóa học, đến cuộc cách mạng xanh của thời đại hiện nay, mọi nỗ lực của con người mới chỉ ví như mắt thêm được một vài giọt sữa, trong bầu sữa vô tận của thiên nhiên. Chẳng hạn, theo tính toán, thì năng lượng bực xạ chiếu xuống mỗi hécta ruộng đất trong điều kiện như nước ta, mỗi năm phải tới khoảng 12 tỉ kilôcalo. Thế mà, muốn tạo thành một gam vật chất khô, chỉ cần có 4,25 kilôcalo. Một phíp chia đơn giản cho thấy, thiên nhiên có khả năng sản xuất cho chúng ta 2.820 tấn vật chất khô trên mỗi hécta, chứ không phải chỉ dăm mười tấn như điều kiện hiện nay.

Vấn đề là ở chỗ, hiệu suất quang hợp ở cây cỏ nói chung là còn quá thấp. Trong những điều kiện trồng trọt lý tưởng, chúng ta mới đạt năng suất chừng mười tấn một hécta, nếu kể cả thân lá thì cũng chỉ 20 -30 tấn một hécta. Nghĩa là hiệu suất chuyển hóa năng lượng từ bức xạ mặt trời sang năng lượng dự trữ trong thức ăn chỉ dưới 1 phần trăm. Trong một vài trường hợp, ví dụ như của cải đường, có thể tới 2 – 3 phần trăm, nhưng đó chỉ là hãn hữu.

Tại sao thiên nhiên lại quá dè sẻn với con người như thế? Hiện nay, nhân loại đang đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng về thức ăn, do sự “bùng nổ” dân số. Vì mặc dù những biện pháp tự chế, nhưng nhịp độ gia tăng số người vẫn theo cấp số nhân. Nếu như ở đầu thế kỷ chúng ta, dân số thế giới mới chải trên 1 tỷ, thì vào năm 1950 đã lên tới 2 tỷ, năm 1964 – 3,2 tỷ. Với nhịp độ mỗi năm tăng thêm 62 triệu người nữa như hiện nay, thì vào năm 200, sẽ có 6 – 7 tỷ người, năm 2050 – 15 tỷ người.. Trong khi, nhịp độ tăng của sản xuất nông nghiệp chỉ ở mức vài phần trăm, và nếu không có một cuộc cách mạng về sản xuất thì ở đầu thế kỷ tới đây, sẽ thiếu ăn cho cả một nửa dân số.

Tất nhiên, con người có thể tìm kiếm nhiều phương thức khác hỗ trợ cho nền nông nghiệp cổ điển. Họ đã biết cách chế tạo nhiều loại thức ăn bằng phương pháp hóa học, cũng biết chế biến các sản phẩm thực vật mà trước đây loại bỏ để nâng cao phẩm chất dinh dưỡng. Việc mở rộng khai thác các sản phẩm biển cũng là một hướng đầy triển vọng, giải quyết phần nào sự thiếu hụt trong cán cân lương thực…

Tuy vậy, vẫn còn chưa đủ. Hơn nữa, ai có thể yên tâm trước viễn cảnh bữa ăn của con người tương lai sẽ chỉ là những viên xanh đỏ chứa toàn hóa chất, và những thức ăn thay thế, đánh lừa vị giác?

Không! Con người phải làm những gì hơn thế nữa. Họ phải khám phá ra bí mật của màu xanh lá cây, đoạt lấy phép mầu nhiệm của thiên nhiên vì sự sống còn của cả nhân loại.

Câu chuyện thần thoại trong chiếc là sẽ kết thúc thế nào? Ta sẽ chờ đợi một ngày kia, những xưởng máy, xí nghiệp sẽ sản xuất ra trái cây, rau cỏ, hạt, củ với chất lượng theo ý muốn, với hình thức theo đúng mẫu mực của tự nhiên, và điều căn bản là khối lượng không hạn chế. Một quy trình sản xuất kỳ diệu, mà nguyên liệu chỉ là không khí và nước lã, còn sản phẩm thì muôn hình muôn vẻ, thỏa mãn tới mức cao nhất mọi nhu cầu ăn mặc ở của con người, dù dân số có tăng lên đến bao nhiêu đi nữa.

Chuyện viễn tưởng đó sẽ xảy ra khi bí mật của màu xanh lá cây được khám phá… để con người có thể tự mình làm thay Prômêtê công việc biến anha sáng và sức nóng mặt trời thành nguồn thức ăn vô tận.
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox