Thứ Bảy, tháng 9 22, 2012

Huyền thoại về những giống vật phiên lưu

Chuyện xảy ra vào mùa xuân năm 1961… Đêm đã khuya, bỗng chuông điện thoại reo vang trong phòng trực ban của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Hamen (Anh). Thông báo được lập tức chuyển cho giám đốc kỹ thuật của Viện. Chỉ vài phút saum cả Việc đã nhộn nhịp như có báo động. Một đoàn xe chuyên dùng, lao vút đi trong đêm, tìm đến biệt thự của nhà côn trùng học Kétven. Nguyên nhân của cuộc động viên hối hả ấy là những chú bướm đang bâu kín khu vườn của biệt thự, và không hiểu vì sao, đã khiến cho độ phóng xạ Bêta và Gama tại chỗ tăng vọt hẳn lên.

Tuy nhiên, nếu như chỉ có thế thôi, thì chắc hiện tượng cũng không giành được sự chú ý nhiều đến như thế. Vấn đề còn ở chỗ khác. Đó là giả thuyết mà người ta đang muốn chứng minh, liện quan với sự di cư của giống bướm về mùa xuân. Như người ta đã biết, loài bướm đêm Nômôphin chỉ tìm thấy ở hai nơi trên thế giới Bắc Phi và Anh. Theo ý kiến của các nhà côn trùng học, thì quê hương của chúng chính là Bắc Phi. Sau khi ra đời chừng vài ngày, chúng bắt đầu cuộc hành trình vĩ đại hướng về nước Anh. Tại đây chúng đẻ một lứa trứng mùa hè, sinh thành những bướm con màu sẫm (khác với màu sáng của bướm mẹ). Lũ bướm sẫm màu này lại tiếp tục cuộc hành trình trở lại Châu Phi, để đến mùa xuân lại sản sinh lũ con màu sáng…

Nhà bác học Kétven để kiểm tra giả thuyết này, đã thử dùng phương pháp đồng vị phóng xạ. Vào mùa hè, ông dùng dung dịch chứa lưu huỳnh phóng xạ phun lên lá cây mà những con sâu bướm sẽ ăn. Để chờ đến mùa xuân sau, thử lại với những con bướm di cư từ Châu Phi lên, sẽ xác định được ngay có đúng là con của những bố mẹ đã được đánh dấu bằng phóng xạ ấy.

Tới mùa xuân mong đợi, ngày xảy ra câu truyện nói trên… Nhà bác học đang thấp thỏm chờ đợi với chiếc máy đo phóng xạ cầm trong tay, thì đột nhiên, kim nhảy vọt cùng với những tín hiệu dồn dập, chứng tỏ một sự tập trung phóng xạ khác thường, tới mức báo động đối với người. Ông vội cấp báo cho Viện Hạt nhân Haruen biết… Những con bướm thủ phạm bị dồn hết vào những lồng bằng chỉ để mang về phòng thí nghiệm. Không phải mất nhiều thì giờ, nguyên nhân của hiện tượng đã phát hiện ra; đó là trong đầu lũ bướm đầy những cát phóng xạ, mà chúng đã giữ lại khi bay qua sa mạc Xabara cùng với lúc mà pháp thử bom nguyên tử tại đây…

Giả thuyết về sự di cư của giống bướm Nômôphin đã được xác nhận… Quả là một điều kỳ diệu của tự nhiên, nếu như những con vật nhỏ bé kia lại có thể tự mình tìm thấy đường đi lại giữa hai lục địa cách nhau mấy ngàn kilômét!

Ngoài loài bướm Nômôphin, người ta còn biết đến một loài bướm khác có tên là bướm Vua, cũng hàng năm, thực hiện những cuộc di cư còn xa hơn thế. Từ Ốtxalia, chúng có thể bay qua Bắc Mỹ, rồi trở về vượt qua khoảng cách 7 – 8 ngàn kilômét.

Trong số những giống vật ưa phiêu lưu khác, có lẽ trước hết phải kể đến loài cá chình. Vào tuổi trưởng thành, chúng sống trong các hồ và sông giáp liền với biển Bantích. Sau tuổi dậy thì, chúng bắt đầu tìm ra biển. Nếu ngăn nguồn nước nơi trưởng thành của chúng bằng một đập đất hoặc một hàng rào sắt, thì vào những buổi sáng đầy sương, chúng cũng tìm cách vòng qua đập hay hàng rào để đi. Ra tới biển Bantích, chúng lại lần qua Hắc Hải, rồi Bắc Đại Tây Dương để tiến về phía tây nam. Chúng tới nơi đẻ trứng ở trung tâm Đại Tây Dương. Những con cá chình vừa ra khỏi trứng đã bắt đầu cuộc hành trình ngược lại, để đến khi tời vùng Bantích, sẽ trưởng thành ở đúng những sông hồ mà cha mẹ chúng đã ra đi.

Cuộc phiêu lưu của loài rùa biển khổng lồ vùng “Thái Bình Dương và Đại Tây Dương càng kỳ lạ hơn nữa. Chúng đi thẳng một mạch từ nơi sinh sống đến nơi để trứng, cách xa khoảng 5 – 6 ngàn kilômét, rồi lại trở về chốn cũ, hệt như một hoa tiêu thành thạo.

Trong số những loài vật quen thuộc, thì người ta đã biết nhiều đến tài định hướng của giống chó. Trong một lần thí nghiệm, người ta đưa một con chó có tên là Sabla, lên máy bay và mang đi xa hẳn nhà chủ có 300 kilômét. Con vật chắc là không thể biết được đường, cũng không thể đánh hơi theo đường nó đã đi. Nhưng khi thả ra, chỉ sau vài ngày, nó đã tìm về đúng nơi ở cũ. Điều lạ lùng hơn nữa, là nó đã chọn con đường ngắn nhất, thẳng nhất, thẳng nhất trong số 5-7 đường có thể dẫn về nhà.

Đối với loài chim thì khỏi nói, không có giống vật nào ưa du lịch hơn. Tuy thế, chúng luôn luôn nhớ về quê hương và dù xa đến mấy cũng tìm cách trở về. Ví dụ, những loài chim biển rời tổ ra khơi kiếm ăn xa đến hàng trăm kilômét, và dù lạc khỏi đàn cũng biết đường về tổ không hề lầm lẫn. Có một loài chim biển làm tổ ở vịnh Mêhicô, thường khi rời tổ đi xa hàng ngàn kilômét, và sau vài ngày mới trở về. Có lần, người ta thử mang những con chim sa yến từ Thụy Điển qua Bồ Đào Nha xa 1.620 kilômét. Chỉ ba ngày sau, chúng đã quay về được quê hương, mặc dù không có chỉ dẫn nào giúp cho chúng tìm thấy đường về. Kỷ lục thuộc về giống Hải Yến ở Anh, vẫn thường xuyên thực hiện những cuộc diễn du qua Mỹ, rồi lại trở về. Chặng đường chúng phỉa bay qua Đại Tây Dương dài 5.600 kilômét, mà một chiếc máy bay bình thường phải bay hết 8 giờ đồng hồ, còn chúng thì bay hết 12 ngày.

Cũng phải kể thêm những cuộc di cư của nhiều giống chim trời, từ những vùng bắc cực về xích đạo và có khi qua cả Nam bán cầu. Trong những chuyến bay trú đông ấy, chúng đã vượt qua hàng vạn kilômét, vừa trên đất liền, vừa trên biển, nhiều trường hợp ban đêm mò mẫm và không bao giờ chệch hướng. Còn loài hải âu bắc cực lại kỳ lạ hơn. Chúng rời bắc cực khi bắt đầu mùa đông, bay dọc theo bờ biển Châu Âu và Châu Phi. Không dừng lại đó, chúng còn tiếp tục tới bờ biển châu Nam Cực, khi tại đây bắt đầu mùa hè; qua mùa đông Bắc Cực, chúng lại trở về theo đường cũ. Tính ra, hằng năm, loài chim này bay một đoạn đường chừng 60.000 kilômét, gấp rưỡi vòng chu vi trái đất. Và trong cả cuộc đời của chúng, một nửa thời gian dành cho các cuộc đi, một nửa thời gian sống giữa những miền băng tuyết.

Tất cả những ví dụ trên nêu lên không phải để nói lên tính ưa thích phiêu lưu của giống vật, mà để chứng minh cho một khả năng kỳ lạ của chúng: khả năng định hướng.

Chúng ta biết rằng, con người vốn tự hào là sinh vật thông minh, tài năng, chủ nhân của trái đất, con người đã sáng tạo ra máy tính điện tử và con tàu vũ trụ… nhưng lại không biết định hướng ! Lạc một mình trong rừng sâu, con người sẽ khó khăn, vất vả mới tìm được lối ra; nhưng thả một con kiến vào giữa đống cơm, chắc chắn nó sẽ lần tìm được đường về tổ. Con người trong một chuyến vượt biển, phải trang bị không biết bao nhiêu dụng cụ thiết bị: nào kính lục phân, nào la bàn, bảng tính thiên văn, ống dòm viễn vọng… Nhưng một con cá chình, không hề học qua một lớp hàng hải nào hết, cũng dễ dàng thực hiện những chuyến đi xa hàng ngàn kilômét. Còn những con chim nhỏ bé giữa trời biển mênh mông, ở xa cách xa nơi làm tổ cả nửa vòng trái đất, làm sao chúng có thể biết tìm đường, định hướng, không cần đến một trang thiết bị nào ngoài bản năng? Trong khi, ngay cả với những máy rađa dẫn đường và những phương tiện thông tin hiện đại, những máy bay đôi khi cũng còn lạc đường, nhất là trong trường hợp bão từ…
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox