Thứ Ba, tháng 9 18, 2012

Đi tìm Chiếc Chìa Khóa Của Sự Thông Thái (tt)

Cho đến năm 1903… Một hành khách vô ý thức trên con tàu Pinh Guynh nghịch bắn vào Giếch bằng súng.

Con vật sợ hãi lặn mất. Thủy đoàn tức giận đòi hành tội người khách, vứt người đó xuống biển để tạ lỗi cùng chú Giếch, khiến cho viên chỉ huy phải cố gắng mới giàn xếp được. Nhưng sau đó suốt hai tuần lễ, Giếch không hề xuất hiện một lần nào. Chính phủ Oenlingtơn phải ban hành một đạo luật đặt Giếch dưới sự bảo vệ của nhà nước. Từ đó, Giếch mới tái hiện trở lại, làm nhiệm vụ chuyên cần như xưa. Nhưng một lần, chính con tàu Pinh Guynh kia quay trở lại, thì Giếch từ chối không chịu dẫn đường cho nữa. Con tau đắm vì va phải đá ngầm ngay trong lần đó… và cũng là con tàu duy nhất bị nạn.

Câu chuyện về chú cá Giếch cũng như nhiều chuyện khác nói lên linh cảm tuyệt vời của loài cá heo. Nó cs thể nhận biết bạn và thù từ xa, có thể sáng tạo ra những phương pháp thông tin độc đáo, có thể hiểu cả tiếng người, thông cảm tất cả những lo lắng, buồn vui của con người. Không ít trường hợp, người ta đã thấy cá heo hiện lên cứu trợ những con tàu đắm, những người bị nạ trên biển, bảo vệ họ chống sự tấn công của loài cá mập hung hãn, v.v… Qua luyện tập, người ta đã từng đào tạo được những con cá heo thông minh, biết giúp việc khảo sát đáy biển, biết làm liên lạc giữa các hòn đảo, biết tìm kiếm những vật dưới nước…

Những nhà khoa học chú ý phân tích “sự thông thái” của cá heo, và xác định phương pháp phân tích của chúng cũng dựa trên nguyên tắc hồi âm, như loài dơi. Nhưng điều đặc biệt ở “con mắt siêu âm” của cá heo là một thấu kính hội tụ, cho phép tập trung các tín hiệu phản hồi, giống như ở trường hợp mắt người, ánh sáng được hội tụ qua thủy tinh thể để hiển thị thành hình ảnh trong võng mô, những tín hiệu cũng được lọc, khuếch đại và hiện hình qua bộ hội tụ âm. Nhờ đó, cá có thể nhận biết mọi vật khi không có ánh sáng, có thể nhìn từ trong nước qua không khí, thậm chí có thể “đọc” được cả những ý nghĩ của con người. Ta thấy, không thiếu gì trường hợp, những con cá heo tỏ ra thông hiểu tất cả mọi suy nghĩ của những người bạn của chúng, dễ điều khiển hơn hết thảy mọi giống vật khác. Sự kinh hoạt và nhạy bén của con mắt siêu âm được giải thích bằng khả năng thay đổi tần số âm thanh trong những giới hạn rộng rãi. Cũng ví như một thứ maysanhr có thể nhạy cảm với mọi ánh sáng, từ những tia cực tím đến những tia cực đỏ. Ta biết rằng hiện nay, trong phương pháp thăm dò bằng ảnh chụp từ vệ tinh, bằng sự phân biệt được cả các đối tượng mặt đất, khí quyển, trong lòng đất và trong lòng biển… Học thêm được cấu trúc “mắt thần” của cá heo, sẽ có thể hoàn thiện phương pháp thăm dò thêm một bước. Chẳng hạn, có thể theo dõi đường đi của các hệ thống thời tiết hoặc các dòng nước, các luồng cá, có thể phân biệt cấu trúc thẳng đứng của khí quyển, thủy quyền, có thể nhìn xuyên thấu các địa tầng, v.v…

Trở lại với tài “đánh hơi” nhạy bén của loài vật mà ta đã thấy trong câu chuyện “khó tin” về con chó Puncô.

Người ta thấy trong thiên nhiên còn vô số những phương pháp độc đáo, lạ kỳ để thiết lập các giác quan nghe nhìn. Ở song Nin (Ai Cập) có một giống cá đặc biệt, được gọi là “cá mũi dài” hay “voi nước”. Tên khoa học là Moocmirus. Từ xưa đến nay, không ai đánh bắt được giống cá này cả. Vì chúng tinh tường đến mức phân biệt được tất cả các lưới bẫy, dù khéo ngụy trang đến mức nào; nhận biết được kẻ thù từ rất xa, qua cả các chướng ngại vật. Thì ra, những con vật này được trang bị một hệ thống “nghe nhìn” cực kỳ tinh vi, không phải bằng ánh sáng hay âm thanh, mà bằng hiệu ứng điện từ. Xung quanh mình cá, giữa các điện cực, luôn luôn tồn tại những đường sức điện từ đóng kín, tạo thành một điện trường riêng. Điện trường này rất nhạy cảm với tất cả mọi biến thiên điện từ trường xung quanh. Độ nhạy cảu nó tới chừng 1 phần tỉ vôn, nghĩa là nhạy hơn hàng triệu lần tế bào thần kinh. Do đó cá mũi dài có thể “đánh hơi” thấy tất cả những biến đổi của điện từ trường trong phạm vi khá rộng xung quanh nó, dưới nước cũng như trên cạn. Thế mà ta đã biết, bất cứ một chuyển động nào trên mặt đất cũng gây ra những rối loạn điện từ trường, và những rối loạn này đều được con vật ghi nhận cả.

Bí mật của loài cá sông Nin đang được nghiên cứu nhằm mục đích rút ra thêm bài học về sự thông thái. Điều chắc chắn là phương pháp nghe nhìn của loài cá này không những thông minh mà còn hoàn thiện hơn phương pháp của con người rất nhiều. Thông minh vì biết sử dụng điện từ trường là loại bức xạ linh hoạt, có nhiều tính năng đặc sắc so với ánh sáng. Chẳng hạn, ánh sáng không thể xuyên qua mọi vật chất, nhưng điện từ trường thì xuyên qua mọi vật chất dễ dàng. Còn hoàn thiện vì độ nhạy và độ chính xác cực cao, cho phép phát hiện tất cả những gì mà tai, mắt con người không hề nhận thấy.

Có khi so sánh được sự thông thái của con cá sông Nin, là sự thông thái của… loài muỗi. Con vật này rất quen thuộc với chúng ta, nhưng ít ai biết đến phương pháp chúng sử dụng để phát hiện người, vật. Không có con muỗi nào nhìn bằng mắt cả. Chúng nhận biết bằng… nhiệt độ. Hệ thống nghe nhìn của chúng chính là một thứ máy đo nhiệt cực kỳ chính xác, cho phép phân biệt những sai lệch nhiệt độ chỉ 1/1000, thậm chí 1/10000 độ. Biết rằng bất kỳ vật nào tồn tại trên mặt đất đều có nhiệt độ riêng của nó (trên độ 0 tuyệt đối), nên vật gì cũng “hiện hình” trước con mắt thần của giống vật nhỏ bé kia. Ta đã thấy nhiều trường hợp muỗi “săn” người rất giỏi, trốn vào đâu chúng cũng tìm đến được để hút máu.

Cơ quan nghe nhìn của loài rắn cũng cấu trúc theo nguyên tắc đó, cặp “mắt” của loài rắn, thực chất cũng là do thứ máy đo nhiệt, cho phép phát hiện những tia hồng ngoại không nhìn thấy được bằng mắt người.

Nghiên cứu nhứng hốc mắt của loài rắn, ta thấy có hai phần: ngăn ngoài và ngăn trong, cách nhau băng một vách mỏng, chằng chịt những đầu dây thần kinh. Ngăn trong được duy trì nhiệt độ giữa hai ngăn được ghi nhận bởi màng dây thần kinh, biến thành tín hiệu, cho phép con vật nhận viết hình dáng, khoảng cách đến mục tiêu.

Cặp mắt nhiệt của rắn để giúp cho nó săn mồi trong đêm tối. Mặc dù như người ta đã biết, rắn rất “cận thị” và “điếc”, nhưng hệ thống định vị nhiệt của chúng rất hoàn thiện, cho phép phát hiện những sai biệt nhiệt độ khoảng 1/1000 độ C. Nó có thể “nhìn” được chim, chuột, ếch nhái ở khá xa, rõ hơn so với những ống kính hồng ngoại của con người hàng ngàn lần. Điều kỳ diệu là cả bộ máy tinh vi ấy chỉ chứa đựng trong một hốc nhỏ, bằng hạt đỗ.

Nhưng, sự kỳ diệu đó còn chưa phải là tuyệt đích. Ở trên đã nói đến chuyện một con chó có tài lần theo dấu vết người chủ cũ, mà thời gian và khoảng cách tưởng như không thể còn cho phép ghi lại một tín hiệu nào. Vậy linh cảm đó thực chất là gì?

Từ lâu, người ta biết có nhiều loài vật có tài “đánh hơi” nhạy bén cực kỳ, và cơ quan khứu giác đã được sử dụng như một công cụ nghe nhìn tinh vi.
Thế mà, đán tiếc thay, bí quyết của … sự ngửi lại là điều được hiểu biết một cách mơ hồ nhất. Hoàn toàn chưa có sự giải thích nào thỏa đáng về cơ chế của … cái mũi. Cũng như chưa có định nghĩa đầy đủ thế nào là … mũi. Nhà hóa học P.Raitơ, tác giả cuốn “khoa học về mùi” đã viết:

“Một lần, tôi muốn tìm xem chất Pheenyn axêly- len có mùi thế nào. Giở cuốn “Hóa học hữu cơ” của Richte được biết: “Chất này có mùi dễ ngửi”. Sang cuốn :”Hóa học ” của Becxen, lại thấy “chất có mùi thơm”. Tới cuốn “Sổ tay hóa học của Daixơn, thì lại định nghĩa “Mùi rất hăng, khó ngửi !”. Thật không còn biết kết luận ra sao nữa…”.

Không thể nghi ngờ sự cẩu thả của các nhà bác học lớn. Chỉ đành đổ lỗi cho thực tế là hiện nay, chưa hề có một tiêu chuẩn và thang độ mùi nào cả…

Trong thời gian gần đây, người ta đã đưa ra tới ngoài 30 giả thuyết về cấu trúc mùi và cắt nghĩa cơ chế của sự ngửi. Chưa giả thuyết nào được chấp nhận chính thức.

Cách đây 2000 năm, nhà thơ La Mã Lucrexơ Curơ đã hình dung rằng, trong mũi chúng ta có những “hốc” kích thích khác nhau, để tiếp nhận những “hạt” mùi khác nhau.

Gần đây, nhà bác học Môncríp người Xcốtlen xây dựng nên một lý thuyết được nhiều người hưởng ứng, chung quy cũng không khác điều suy tưởng của nhà thơ La Mã là mấy. Theo Mooncrip, cơ quan khứu giác cơ cấu trúc của một mạng lưới nhiều cỡ, nhiều kiểu. Mỗi cỡ - Kiểu phù hợp với một “mùi” nguyên chất, sự phối trộn các mùi nguyên chất trong mạng lưới cho ta nhận thức về một mùi, giống như mắt có thể nhận biết những thế cờ trên một bàn cờ vây.

Nhưng, mùi “nguyên chất” là gì? Nhà bác học còn chưa định nghĩa được.

Nhà bắc học Âymua (Mỹ) đã thử xác định cắc mùi “nguyên chất” bằng cấu tạo phân tử của nó. Chẳng hạn, mùi xạ có phân tử dạng đĩa; mùi long não có phân tử dạng cầu… Sự phối hợp các mùi “nguyên chất” cũng là sự phối hợp các hình dáng phân tử, cơ thể ví như trong một trò chơi chắp hiinhf, để tạo ra một mùi “thứ cấp”.

Phát triển lý thuyết của Âymua, ta có thể hình dung cơ quan khứu giác tiếp nhận các mùi theo nguyên tắc “chìa và khóa”. Chìa nào, thì mở được khóa ấy. Cho nên, không có gì lạ nếu như chỉ cần nồng độ chất va ni tới vài phần triệu triệu kilôgam trong một mét khối cũng đủ cho một người tinh mũi nhận ra rồi.

Tuy nhiên, sự giải thích đó còn chưa đầy đủ cho trường hợp khứu giác cực kỳ tinh vi của một số loài vật.

Một lần người ta làm thí nghiệm với một loại bướm đêm, chỉ có một tỉnh miền Nam Trung Quốc. Ở cách nơi tập chung giống bướm khoảng 100km, vào một đêm yên tĩnh, người ta mở một lọ hóa chất chứa chất tuyến sinh dục của bướm cái. Nay trong đêm ấy, đã thấy xuất hiện rất nhiều bướm đực, vượt khoảng cách 100km tìm đến. Làm thế nào mà chúng có thể đánh hơi được từ những khoảng cách xa như thế, trong khi khó có thể có một phân tử chất sinh dục nào bay tới được?

Hay như trong trường hợp con chó Puncô và nhiều trường hợp khác… Có lần, một con chó đã đánh hơi tìm theo dấu vết của một tội phạm đã đào thoát bằng máy bay, tới một nơi xa hàng ngàn km. Tất nhiên, khi đó phải có sự trợ giúp của con người, để truy lùng lai lịch các chuyến bay, để loại trừ bớt những đối tượng tình nghi và cân nhắc các khả năng. Nhưng điều thần kỳ là ở chỗ dấu vết mà đối tượng để lại (giả thiết là một thứ mùi) chỉ rất mỏng manh, đã bị thời gian và mưa gió xóa nhòa đi rồi, lại lần trong muôn vàn dấu vết khác.

Có thể đưa ra một giả thuyết khác kết hợp vừa cơ chế “chìa và khóa”, vừa phương pháp điện từ trường của loài cá sông Nin. Cấu trúc đồng hình của các phân tử mùi đồng thời là một cấu trúc điện từ. Hệ thống tiếp nhận mùi không đơn thuần cơ học, như trường hợp “chìa và khóa”, mà cả điện từ trường nữa.

Phải chăng, sự bốc “mùi” từ một vật thể nào đó, đồng thời tạo một sự biến dạng của điện từ trường ở môi trường xung quanh; sự biến dạng này có thể tiếp nhận từ xa, có thể làm lưu lại trong không gian và thời gian (giống như việc ghi âm thanh hay hình ảnh trên băng từ) và một máy dò tinh vi có thể phát hiện.

Hiện nay, người ta đã thử chế tạo những máy dò mùi, dùng vào mục đích phát hiện các khí độc hay chất cháy. Độ nhạy của những thiết bị này đạt chừng một phần triệu kilôgam trong một mét khối, và thời gian để phát hiện từ một vài phút đến 10 phút. Rõ ràng, sự thua kém còn quá nhiều so với thiên nhiên. Chỉ một khi “lý thuyết về mùi và về sự ngửi” được hoàn thiện và con người có thể hiểu rõ những bí mật của con cá sông Nin hay của loài chó, thì mới nói đến một sự đảo lộn trong kỹ thuật thăm dò. Vì với một máy dò mùi nhạy bén, ta có thể dễ dàng tìm kiếm một người bạn trong hàng tỷ người trên trái đất, có thể “ngửi” thấy những vỉa quặng vùi sân trong lòng đất, có thể dựng lại những hình ảnh đã qua của hàng vạn năm về trước, v.v … và v.v…

Con người sẽ tìm thấy chiếc chìa khóa của sự thông thái, khi trang bị được thêm cho mình những khả năng mới để nhận biết.
nguồn: vnschool.net
Mục lục
Xem tiếp:  Tự nhiên! Người thầy muôn thuở
  ABOUT ME
→ Xin chào! Tôi là Nguyễn Trương Minh Khuê, học sinh lớp 5C, năm học 2012-2013, trường Tiểu học Sông Cầu!
  CẢNH ĐẸP SÔNG CẦU
  LƯỢT XEM
  VUI CƯỜI
Support : Home | Môn Toán | Tiếng Anh | Môn Văn | Hình ảnh | Kiến thức | Đọc sách | Giải trí
Copyright © 2012. Góc học tập của Khuê - All Rights Reserved
Template Simple_ Powered by Blogger
Proudly powered by rockfan
Xem tốt nhất bằng trình duyệt Mozilla Firefox